Chuyển đến nội dung chính

Tai Biến Mạch Máu Não

Theo thống kê của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO), vào năm 2011, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số ca bị tai biến mạch máu não (TBMMN) với tỉ lệ cứ 100,000 người thì có 173 người bị mắc chứng này. 

1. Thế nào là tai biến mạch máu não?

Tai biến mạch máu não xảy ra khi đường dẫn máu đến nuôi não bị tắc nghẽn. Thời gian máu lên não bị tắc nghẽn càng lâu thì não càng bị tổn thương nặng hơn. Nếu TBMMN không được chữa trị kịp thời thì tổn thương não sẽ dẫn đến bại liệt, tàn tật, hoặc tử vong.

Có 2 loại TBMMN chính:

1. Nhồi máu não (do tắc mạch máu): chiếm 80-90% các ca TBMMN. Nhồi máu não xảy ra khi có vật cản ngăn máu chảy về não. Vật cản này có thể được tao ra ở đâu đó trong cơ thể và bị kẹt lại khi đến mạch máu não, hoặc cũng có thể được tạo ra ngay trong mạch máu não. 

2. Chảy máu não (do vỡ mạch máu): mạch máu não bị bể ra và máu trào ra ngoài dưới áp suất cao, đè lên các mạch máu não khác dẫn đến tổn thương và tử vong. Việc chảy máu trong não này rất khó ngăn chặn và vì thế cũng dẫn đến tỉ lệ tử vong cao hơn.

Hai loại này phải được chữa trị khác nhau và thường được chẩn đoán bằng cách chụp X-quang toàn đầu (CT scan) và đôi khi là chụp cộng hưởng từ (MRI).

2. Kiểm chứng TBMMN: cười, vẫy, nói


Hình minh họa ở trên là một ca tiêu biểu của TBMMN. Sau đây là bài kiểm chứng nhanh để xác định một người có bị TBMMN hay không: 
  • C = cười: một bên mặt bị xụi xuống, không cười được
  • V = vẫy: không thể giơ hai tay lên vẫy được
  • N = nói: bị líu lưỡi và không thể hiểu được những câu đơn giản
Hãy gọi ngay 115 (nếu bạn sinh sống ở Việt Nam) khi bạn thấy ai đó có những biểu hiện kể trên của TBMMN nhé!  

3. Nguyên nhân dẫn đến TBMMN

Khi các thành phần như cholesterol, canxi, chất béo, và các chất khác bị dồn chất lên nhau thì sẽ làm cho mạch máu bị hẹp lại, dễ tạo nên khối đông cản trở lưu thông máu. Khi cục đông bị bể ra thì sẽ làm tắc nghẽn những mạch máu não nhỏ hơn. Và thỉnh thoảng, mạch máu não sẽ bị bể dẫn đến chảy máu não.

4. Những nguy cơ dẫn đến TBMMN

Những điều kiện mãn tính làm tăng khả năng TBMMN gồm có: (1) lượng cholesterol cao, (2) cao huyết áp, (3) béo phì, và (4) tiểu đường. Ngoài ra, TBMMN còn phụ thuộc yếu tổ gen di truyền trong gia đình, giới tính (nam giới có nguy cơ bị TBMMN cao hơn nữ giới nhưng phụ nữ bị TBMMN thì thường dễ bị tử vong hơn đàn ông), và chủng tộc.

5. Làm sao để giảm thiểu nguy cơ TBMMN?

(1) Một chế độ dinh dưỡng với hàm lượng cholesterol và chất béo thấp sẽ có khả năng giảm nguy cơ TBMMN rất cao vì nó giảm thiểu khả năng mạch máu bị tắc nghẽn do sự tồn đọng của cholesterol và chất béo. 

(2) Tránh ăn mặn vì ăn mặn làm tăng huyết áp. 

(3) (4) Tránh béo phì và tiểu đường bằng việc ăn uống điều độ, tăng cường rau củ quả, hạt nguyên, cá, giảm bớt thịt, và đi kèm với việc tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. 

Ngoài ra, không hút thuốc lá (và các loại thuốc gây nghiện khác), không uống bia rượu cũng sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ TBMMN. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quinvaxem, Pentaxim, Hay Là Không Nên Tiêm Chủng Nữa?

Hôm rồi ăn cơm với đứa cháu mới có con được mấy tháng, và cô bé tâm sự là không dám cho con đi chích ngừa vì quá sợ hãi Quinvaxem, sau khi đọc các bài báo về việc Quinvaxem dẫn đến tử vong ở trẻ em gần đây. Một số người bạn có điều kiện hơn thì đã đem con đi chích dịch vụ để được chích Pentaxim, và khi dịch vụ ở Việt Nam hết thuốc, thì họ đem con qua nước ngoài (Singapore, hay thậm chí Mỹ) để chích.  Bất kỳ cha mẹ các bé chọn phương án nào, Quinvaxem hay Pentaxim, thì đều với mong muốn tạo điều kiện sức khoẻ tốt nhất cho bé trong khả năng có thể, và điều đó là hoàn toàn đáng trân trọng.  Riêng việc không cho bé chích ngừa vì sợ bé chết do thuốc thì bạn đang đặt bé vào một tình thế còn nguy hiểm hơn, với xác suất tử vong cao hơn nhiều. Tuy nhiên, tất cả đều là chọn lựa của riêng bạn, và mình sẽ đưa thông tin để các bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho bé nhé! 1. Nguồn gốc? Quinvaxem: sản xuất tại Hàn Quốc bởi công ty Crucell, thuộc tập đoàn Johnson & Johnson, Mỹ và côn...

Căn Bệnh Ung Thư Lớn Nhất Của Tâm Hồn: Cô Đơn

1. Đại dịch “cô đơn” cũng không kém cạnh gì đại dịch “béo phì” Theo một kết quả nghiên cứu của khoa Tâm Lý Học trường  Brigham Young University tại Mỹ vào tháng 3/2015 vừa qua dựa trên phân tích các dữ liệu của 3 triệu người trên toàn thế giới trong vòng 34 năm (1/1980-2/2014), sự cô lập xã hội, cô đơn, và lối sống đơn chiếc sẽ có khả năng trở thành đại dịch mới của thế giới vào năm 2030, tương đương với đại dịch béo phì, nếu tình hình các mối quan hệ xã hội của con người trong hiện tại không được xem xét và cứu chữa một cách nghiêm túc. Sự cô lập xã hội, cô đơn, lối sống đơn chiếc làm tăng nguy cơ tử vong của con người lần lượt là 29%, 26%, và 32%, thậm chí còn có tác dụng xấu lên sức khỏe không khác gì tác hại của việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày hay bị nghiện rượu. Không chỉ dừng lại ở đó, trong quyển sách “Đuổi Theo Tiếng Thét: Những Ngày Đầu và Cuối Của Cuộc Chiến Chống Thuốc Gây Nghiện” (Chasing the Scream: The First and Last Days of the War on Drugs) được xuất bản đầu năm ...

El Niño Hay Con Người Giết Cá?

El Niño hiểu đơn giản là hiện tượng nóng lên của vùng xích đạo Thái Bình Dương tập trung ở khu vực trung tâm và phía đông của đại dương này. Trung bình cứ 2 đến 7 năm sẽ có một đợt El Niño. Mỗi đợt El Niño sẽ gây ra những hậu quả nặng nhẹ khác nhau, rất khó để dự đoán. Nhìn chung, El Niño sẽ có thể gây ra bão, lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, nạn đói, mùa màng thất bát, các giống loài bị phân bổ lại, động vật bị chết hàng loạt, cá chết hàng loạt, và san hô bị tẩy trắng (không hẳn là chết nhưng nếu bị tẩy trắng quá lâu thì cũng sẽ chết). Đợt El Niño năm 1997-98 là đợt nóng kinh khủng nhất trong lịch sử của El Niño, được gọi là Siêu El Niño, và gây hậu quả nghiêm trọng nhất bao gồm: bão nhiệt đới ở miền Đông Canada và Mỹ, lũ ở Trung Quốc, cháy rừng ở Úc, dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở Tây Thái Bình Dương và Châu Á, hơn 35 nước tuyên bố có thiên tai, mùa màng thất bát, đất đai mất chất, ô nhiễm sông ngòi, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt dẫn đến đói kém, cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên th...