Chuyển đến nội dung chính

Cuộc Cách Mạng Thứ 4: Stent Tự Tiêu Biến

Theo thống kê mới nhất của WHO, Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới, năm 2014, ở Việt Nam cứ 100,000 người thì có khoảng 45 người chết vì bệnh liên quan đến động mạch tim (coronary heart disease). Và việc đặt stent là một trong những phương pháp được xem là hiệu quả nhất để chống lại chứng tắc nghẽn động mạch tim này.

Ngày 15/3/2016 vừa qua, một hội đồng độc lập gồm các chuyên gia của Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thức Ăn (FDA) của Mỹ đã bỏ 9 phiếu thuận, 0 phiếu chống, và 1 phiếu trắng cho việc đồng ý rằng Absorb, một loại stent tự tiêu biến của công ty Abbott, có lợi nhiều hơn có hại trong việc chữa trị chứng tắc nghẽn động mạch tim.

Điều này rất quan trọng vì nó sẽ mở đường cho Absorb tấn công thị trường Mỹ, hy vọng là cuối năm nay, và sẽ trở thành tiêu chuẩn mới trong việc đặt stent trên toàn cầu. Absorb đến nay đã được bán ở trên 100 nước, với gần 125,000 bệnh nhân đã sử dụng nó ngoài nước Mỹ

1. Stent để làm gì?

Tim cũng như các cơ quan khác của cơ thể đều cần máu và oxy như xe máy cần xăng và dầu để hoạt động được. Động mạch vành là đường ống dẫn máu và khí oxy đến để nuôi cơ tim. Ở một số cá thể, do gen di truyền, hoặc do lối sống ăn nhiều mỡ/ít vận động/ hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều, sẽ khiến cho thành động mạch vành tạo mảng bám. Mảng bám đó càng dầy thì đường dẫn khí oxy và máu đến tim sẽ càng hẹp. Do đó, dẫn đến việc đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, hoặc chết do tim không được nuôi dưỡng đủ máu và oxy kịp thời.

Nhờ vào y học hiện đại, người ta đã sáng chế ra stent để đặt vào trong động mạch bị mảng bám đó, giúp đẩy mảng bám ra hai bên, tạo ra lối đi rộng hơn cho máu và oxy lưu thông đến tim tức thời hơn.

2. Thế hệ stent thứ 4

Thế hệ stent đầu tiên (Balloon - PTCA) được sáng chế năm 1977. Người ta đưa một quả bóng vào động mạch vành bị mảng bám làm hẹp. Sau đó thổi phồng quả bóng đó lên, ép mảng bám ra hai bên thành động mạch vành. Sau đó, họ làm quả bóng xẹp lại và rút nó ra.


 Thế hệ stent thứ 2 (Bare Metal Stent – BMS) được sáng chế năm 1988. Người ta thêm một lớp kim loại bọc quanh quả bóng. Khi quả bóng được rút ra, thì lớp ống kim loại đó vẫn ở lại, giữ cho mảng bám không làm hẹp động mạch được nữa. Như thế, hiệu quả sẽ dài lâu hơn rất nhiều so với thế hệ đầu tiên.



Thế hệ stent thứ 3 (Drug-Eluting Stent – DES) được đưa vào Mỹ và Châu Âu năm 2002-2003. Người ta cho thêm thuốc chống tạo mảng bám (everolimus) vào lớp ống kim loại đó. Và khi ống kim loại từ từ nhả thuốc ở bên trong thành động mạch vành, mảng bám sẽ rất khó để tạo ra lần nữa.


Thế hệ stent thứ 4 (Bioresorbable Vascular Scaffold – BVS) được công ty đứng đầu thế giới về sản xuất stent, Abbott, giới thiệu năm 2011, lấy tên là Absorb. Absorb được làm bằng polylactic acid thay vì kim loại, và cũng có khả năng tự nhả thuốc chống tạo mảng bám như thế hệ stent thứ 3. Điều khác biệt lớn nhất đó là sau 2-3 năm được đặt vào trong động mạch vành thì Absorb sẽ tự tiêu biến bằng cách tự phân hủy thành lactic acid, và được cơ thể hấp thu dưới dạng nước và CO2.


(Nguồn hình: http://www.fda.gov.tw/upload/189/Content/2013011111410124301.pdf)

3. Lợi ích của Absorb

Chuyện stent tự tiêu biến nghe tưởng như khoa học viễn tưởng, nhưng điều đó giờ đây đã thành hiện thực sau bao năm nghiên cứu. Lợi ích lớn nhất mà các nhà sáng chế muốn đạt được từ việc tạo ra Absorb đó là cho cơ thể một sự trợ giúp tạm thời, và nhờ có sự trợ giúp tạm thời đó, cơ thể sẽ có khả năng tự tái tạo lại động mạch dần dần cùng lúc với sự biến mất dần dần của stent.

Ngoài ra, với sự tiêu biến của Absorb, động mạch vành sẽ trở về trạng thái tự nhiên của nó, không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của một thanh kim loại cứng làm cản trở các hoạt động cần sự uyển chuyển mềm mại vốn có của mạch máu. Nhờ đó, người bệnh có thể sẽ ít bị di chứng và thấy tự nhiên hơn.

Gía thành hiện tại của Absorb có thể sẽ lên đến mức gấp đôi giá thành của các loại stent hiện tại trên thị trường.  


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quinvaxem, Pentaxim, Hay Là Không Nên Tiêm Chủng Nữa?

Hôm rồi ăn cơm với đứa cháu mới có con được mấy tháng, và cô bé tâm sự là không dám cho con đi chích ngừa vì quá sợ hãi Quinvaxem, sau khi đọc các bài báo về việc Quinvaxem dẫn đến tử vong ở trẻ em gần đây. Một số người bạn có điều kiện hơn thì đã đem con đi chích dịch vụ để được chích Pentaxim, và khi dịch vụ ở Việt Nam hết thuốc, thì họ đem con qua nước ngoài (Singapore, hay thậm chí Mỹ) để chích.  Bất kỳ cha mẹ các bé chọn phương án nào, Quinvaxem hay Pentaxim, thì đều với mong muốn tạo điều kiện sức khoẻ tốt nhất cho bé trong khả năng có thể, và điều đó là hoàn toàn đáng trân trọng.  Riêng việc không cho bé chích ngừa vì sợ bé chết do thuốc thì bạn đang đặt bé vào một tình thế còn nguy hiểm hơn, với xác suất tử vong cao hơn nhiều. Tuy nhiên, tất cả đều là chọn lựa của riêng bạn, và mình sẽ đưa thông tin để các bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho bé nhé! 1. Nguồn gốc? Quinvaxem: sản xuất tại Hàn Quốc bởi công ty Crucell, thuộc tập đoàn Johnson & Johnson, Mỹ và côn...

Căn Bệnh Ung Thư Lớn Nhất Của Tâm Hồn: Cô Đơn

1. Đại dịch “cô đơn” cũng không kém cạnh gì đại dịch “béo phì” Theo một kết quả nghiên cứu của khoa Tâm Lý Học trường  Brigham Young University tại Mỹ vào tháng 3/2015 vừa qua dựa trên phân tích các dữ liệu của 3 triệu người trên toàn thế giới trong vòng 34 năm (1/1980-2/2014), sự cô lập xã hội, cô đơn, và lối sống đơn chiếc sẽ có khả năng trở thành đại dịch mới của thế giới vào năm 2030, tương đương với đại dịch béo phì, nếu tình hình các mối quan hệ xã hội của con người trong hiện tại không được xem xét và cứu chữa một cách nghiêm túc. Sự cô lập xã hội, cô đơn, lối sống đơn chiếc làm tăng nguy cơ tử vong của con người lần lượt là 29%, 26%, và 32%, thậm chí còn có tác dụng xấu lên sức khỏe không khác gì tác hại của việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày hay bị nghiện rượu. Không chỉ dừng lại ở đó, trong quyển sách “Đuổi Theo Tiếng Thét: Những Ngày Đầu và Cuối Của Cuộc Chiến Chống Thuốc Gây Nghiện” (Chasing the Scream: The First and Last Days of the War on Drugs) được xuất bản đầu năm ...

El Niño Hay Con Người Giết Cá?

El Niño hiểu đơn giản là hiện tượng nóng lên của vùng xích đạo Thái Bình Dương tập trung ở khu vực trung tâm và phía đông của đại dương này. Trung bình cứ 2 đến 7 năm sẽ có một đợt El Niño. Mỗi đợt El Niño sẽ gây ra những hậu quả nặng nhẹ khác nhau, rất khó để dự đoán. Nhìn chung, El Niño sẽ có thể gây ra bão, lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, nạn đói, mùa màng thất bát, các giống loài bị phân bổ lại, động vật bị chết hàng loạt, cá chết hàng loạt, và san hô bị tẩy trắng (không hẳn là chết nhưng nếu bị tẩy trắng quá lâu thì cũng sẽ chết). Đợt El Niño năm 1997-98 là đợt nóng kinh khủng nhất trong lịch sử của El Niño, được gọi là Siêu El Niño, và gây hậu quả nghiêm trọng nhất bao gồm: bão nhiệt đới ở miền Đông Canada và Mỹ, lũ ở Trung Quốc, cháy rừng ở Úc, dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở Tây Thái Bình Dương và Châu Á, hơn 35 nước tuyên bố có thiên tai, mùa màng thất bát, đất đai mất chất, ô nhiễm sông ngòi, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt dẫn đến đói kém, cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên th...