Chuyển đến nội dung chính

Điện Thoại Thông Minh Có Tốt Cho Bé?



Ở thời điểm mà nhà nhà dùng điện thoại thông minh (smartphone), ipad, máy tính bảng, v...v... thì việc ba mẹ đưa con chơi điện thoại là điều khá phổ biến. Thậm chí các bé từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu chạm đến các thể loại iphone, ipad rồi. Phần lớn cha mẹ cho bé xem hoặc cầm điện thoại là để bé bớt quấy, hoặc để bé bận rộn với các trò chơi hay video từ điện thoại mà để yên cho ba mẹ làm việc, hoặc để đưa các bé vào giấc ngủ nhanh hơn.

Chính mắt mình cũng chứng kiến bạn  mình sắm hẳn cho con một cái ipad riêng để cu cậu muốn dùng gì thì dùng. Hay có bạn thì cứ mỗi lần con ăn cơm thì phải để điện thoại cho bé cầm lướt youtube thì bé mới chịu ăn. Vậy điều này có gây hại gì cho bé không? 

1. Vi khuẩn có hại

Chưa nói đến chuyện việc nhìn màn hình điện thoại có tốt cho bé hay không, nhưng việc đầu tiên các ông bố bà mẹ nên để ý đó là tránh để bé gặm điện thoại, hoặc cầm điện thoại rồi cầm vào đồ ăn.

Đa số điện thoại đều chứa nhiều vi khuẩn do bạn quăng quật nó khắp nơi khắp chỗ, và cầm đến nó liên tục mà hiếm khi chùi rửa nó. Đặc biệt là một số không nhỏ điện thoại còn mang trên mình vi khuẩn E.Coli - một loại vi khuẩn có trong phân và chất thải, có khả năng gây tiêu chảy, đau bụng, ói mửa, và có thể gây nguy hiểm tính mạng cho các bé dưới 1 tuổi.

Nếu bạn xem chừng không tránh được việc để bé gặm hay cầm điện thoại thường xuyên thì bạn nên thường xuyên lau chùi điện thoại bằng cồn 70% thì sẽ giúp bé tránh được các loại vi khuẩn có hại cho bé. 

2. Tương tác giữa bé và cha mẹ

Trong quá trình lớn lên của bé, việc tương tác giữa bé và cha mẹ là rất quan trọng trong việc hình thành tư duy và nhân cách của bé. Do đó, bạn nên thường xuyên chơi với bé, đừng dùng điện thoại thông minh để thay thế bạn chơi với bé. 

Đừng bao giờ để bé chơi với điện thoại suốt mà quên đọc sách và hát cho bé nghe, hoặc chơi các trò chơi có tính tương tác cao với bé như chơi ô chữ, chơi vẽ, chơi làm bánh, chơi đồ hàng, v...v... nhé! Đặc biệt là việc cha mẹ đọc sách mỗi ngày cho bé nghe từ khi mang thai sẽ giúp bé phát triển nhận thức rất tốt và được Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) khẳng định như một chuẩn mực quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ vào tháng 8/2014 vừa qua. 

Cách hiệu quả nhất để cả bé và cha mẹ không quên dành thời gian cho nhau đó là chính bạn cũng cần làm gương cho bé bằng cách giảm bớt thời gian trên điện thoại, ti vi, máy tính, v...v... để dành thời gian đó chơi với con. Đặc biệt các buổi đi chơi ngoài trời sẽ giúp cả gia đình gắn kết với thiên nhiên và với nhau tốt hơn nhiều, và cũng là cơ hội để bạn dạy bé về thế giới thật thay vì để bé nhìn thế giới ảo qua màn hình đấy. 

3. Kiểm soát nội dung

Hiện tại, theo một cuộc nghiên cứu gần đây ở Mỹ thì đa số các gia đình để bé xem điện thoại mà không hề trông chừng bé! Chính mắt mình cũng giật mình khi thấy thằng cháu 3 tuổi ở nhà xem youtube những đoạn phim người lớn đánh nhau khi mẹ nó không để ý. Trẻ con đơn giản chỉ là tò mò, và khi không ai ngăn cấm sự tò mò đó thì bé cứ thoải mái mà khám phá thôi.

Thế nên nếu bạn cho bé dùng điện thoại, máy tính, hay máy tính bảng, thì bạn nên kiểm tra nội dung bé xem.   Youtube hiện giờ đã có phiên bản Youtube Kids. Bạn nên cài đặt ứng dụng đó cho con bạn thay vì để bé xem nội dung tự do. 

Ngoài ra, bạn cũng nên cài đặt cho bé các ứng dụng có tính giáo dục cao thay vì những ứng dụng có tính bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi của bé. 

4. Giới hạn sử dụng 

Theo khuyến cáo cũ của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, thì các bé dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với các thể loại màn hình máy móc bao gồm ti vi, máy tính, v...v...và sau đó thì chỉ nên cho bé ngồi trước màn hình không quá 2 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, khuyến cáo này có thể sẽ không còn phù hợp với thời đại màn hình ở khắp mọi nơi như bây giờ nữa. 

Thật vậy, việc các bé sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng từ nhỏ với mức độ chóng mặt đã khiến các nhà khoa học không nghiên cứu kịp để có thể đưa ra những khuyến cáo phù hợp cho sự phát triển về tâm lý và thể lý của các bé. Nên để cẩn thận thì các bậc cha mẹ nên hạn chế tối đa thời gian để các bé trước màn hình. 

Một cách hiệu quả là cha mẹ có thể đặt ra quy định những nơi tuyệt đối cả nhà không được đụng đến màn hình như là bàn ăn, phòng ngủ, và phòng khách chung. Hoặc đưa ra những khung giờ tuyệt đối cả nhà không được sử dụng điện thoại như 1 tiếng trước khi đi ngủ. Chỉ cần bạn làm gương thì bé sẽ nghe theo ngay thôi mà! ;)

5. Sóng điện thoại 

Có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này do các nghiên cứu về sóng điện thoại và tác hại của nó trên con người chưa đủ sâu và đủ rộng. Hiện tại đang có hai nhóm nghiên cứu lớn về vấn đề sóng điện thoại và ung thư não, một nhóm ở Châu Âu nghiên cứu trên người lớn và một nhóm quốc tế nghiên cứu trên trẻ con và thiếu niên. Hy vọng sẽ có kết quả nghiên cứu trong năm tới. 

Tuy nhiên, Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (World Health Organization) đã xếp sóng điện thoại vào diện "có thể gây ung thư" loại 2B, đứng sau loại 1 và 2A. Nên để bảo đảm sự an toàn tối đa cho bé, nếu các bạn có cho bé chơi với máy thì nên để chế độ máy bay (airplane mode), và nếu cần thì chỉ bật sóng wi-fi lên thôi nhé! 

Tóm lại, đến thời điểm hiện tại, tuy chưa có dẫn chứng khoa học nào cụ thể chứng minh tác hại của điện thoại thông minh, nhưng khả năng có hại của nó là không thể chối cãi. Và mình chọn cách tắt sóng điện thoại khi ở gần con. Bạn thì sao? :)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quinvaxem, Pentaxim, Hay Là Không Nên Tiêm Chủng Nữa?

Hôm rồi ăn cơm với đứa cháu mới có con được mấy tháng, và cô bé tâm sự là không dám cho con đi chích ngừa vì quá sợ hãi Quinvaxem, sau khi đọc các bài báo về việc Quinvaxem dẫn đến tử vong ở trẻ em gần đây. Một số người bạn có điều kiện hơn thì đã đem con đi chích dịch vụ để được chích Pentaxim, và khi dịch vụ ở Việt Nam hết thuốc, thì họ đem con qua nước ngoài (Singapore, hay thậm chí Mỹ) để chích.  Bất kỳ cha mẹ các bé chọn phương án nào, Quinvaxem hay Pentaxim, thì đều với mong muốn tạo điều kiện sức khoẻ tốt nhất cho bé trong khả năng có thể, và điều đó là hoàn toàn đáng trân trọng.  Riêng việc không cho bé chích ngừa vì sợ bé chết do thuốc thì bạn đang đặt bé vào một tình thế còn nguy hiểm hơn, với xác suất tử vong cao hơn nhiều. Tuy nhiên, tất cả đều là chọn lựa của riêng bạn, và mình sẽ đưa thông tin để các bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho bé nhé! 1. Nguồn gốc? Quinvaxem: sản xuất tại Hàn Quốc bởi công ty Crucell, thuộc tập đoàn Johnson & Johnson, Mỹ và côn...

Căn Bệnh Ung Thư Lớn Nhất Của Tâm Hồn: Cô Đơn

1. Đại dịch “cô đơn” cũng không kém cạnh gì đại dịch “béo phì” Theo một kết quả nghiên cứu của khoa Tâm Lý Học trường  Brigham Young University tại Mỹ vào tháng 3/2015 vừa qua dựa trên phân tích các dữ liệu của 3 triệu người trên toàn thế giới trong vòng 34 năm (1/1980-2/2014), sự cô lập xã hội, cô đơn, và lối sống đơn chiếc sẽ có khả năng trở thành đại dịch mới của thế giới vào năm 2030, tương đương với đại dịch béo phì, nếu tình hình các mối quan hệ xã hội của con người trong hiện tại không được xem xét và cứu chữa một cách nghiêm túc. Sự cô lập xã hội, cô đơn, lối sống đơn chiếc làm tăng nguy cơ tử vong của con người lần lượt là 29%, 26%, và 32%, thậm chí còn có tác dụng xấu lên sức khỏe không khác gì tác hại của việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày hay bị nghiện rượu. Không chỉ dừng lại ở đó, trong quyển sách “Đuổi Theo Tiếng Thét: Những Ngày Đầu và Cuối Của Cuộc Chiến Chống Thuốc Gây Nghiện” (Chasing the Scream: The First and Last Days of the War on Drugs) được xuất bản đầu năm ...

El Niño Hay Con Người Giết Cá?

El Niño hiểu đơn giản là hiện tượng nóng lên của vùng xích đạo Thái Bình Dương tập trung ở khu vực trung tâm và phía đông của đại dương này. Trung bình cứ 2 đến 7 năm sẽ có một đợt El Niño. Mỗi đợt El Niño sẽ gây ra những hậu quả nặng nhẹ khác nhau, rất khó để dự đoán. Nhìn chung, El Niño sẽ có thể gây ra bão, lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, nạn đói, mùa màng thất bát, các giống loài bị phân bổ lại, động vật bị chết hàng loạt, cá chết hàng loạt, và san hô bị tẩy trắng (không hẳn là chết nhưng nếu bị tẩy trắng quá lâu thì cũng sẽ chết). Đợt El Niño năm 1997-98 là đợt nóng kinh khủng nhất trong lịch sử của El Niño, được gọi là Siêu El Niño, và gây hậu quả nghiêm trọng nhất bao gồm: bão nhiệt đới ở miền Đông Canada và Mỹ, lũ ở Trung Quốc, cháy rừng ở Úc, dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở Tây Thái Bình Dương và Châu Á, hơn 35 nước tuyên bố có thiên tai, mùa màng thất bát, đất đai mất chất, ô nhiễm sông ngòi, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt dẫn đến đói kém, cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên th...