Chuyển đến nội dung chính

Nghiên Cứu Mới Trong Việc Chữa Trị Bệnh Rối Loạn Phát Triển Não (Autistic Spectrum Disorders - ASD)

1. ASD là gì?

ASD hiểu đơn giản là một căn bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não, khiến cho bệnh nhân không có khả năng giao tiếp theo tiêu chuẩn “bình thường” của xã hội, và có những hành động bị hạn chế, hoặc lập lại liên tục. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh ASD ở nam giới cao hơn gấp 4 lần so với ở nữ giới.

Lý do mà bệnh này được gọi là “spectrum disorder” (chuỗi rối loạn) vì nó không gây ra bởi một nhân tố nhất định, và cũng không có những triệu chứng/biểu hiện bệnh giống nhau giữa các bệnh nhân, ví dụ như có bé thì rất thông minh nhưng tự kỷ, có bé thì bị thiểu năng, có bé rất hiếu động nhưng cũng có bé rất thụ động, có bé rất nhạy cảm với nhiều thứ và cũng có bé gần như không có cảm giác gì với nhiều thứ, v…v....

Nói một cách khác thì nguyên nhân và triệu chứng của ASD giống như một dải cầu vồng nhiều màu sắc vậy, không màu nào giống màu nào. Cũng chính vì thế mà ASD được gọi là một bệnh “đa dị truyền” (heterogenetic) vì nó gây ra bởi nhiều loại biến đổi gen khác nhau. Và do đó, việc chữa trị ASD cần phải được gọt dũa cho phù hợp với từng bệnh nhân một, không ai giống ai. Nên nếu con em của bạn không có phản ứng tốt với một cách chữa trị này, thì vẫn còn rất nhiều giải pháp khác đang chờ bạn thử đấy! Đừng vội bỏ cuộc nhé!


2. Những điều cần biết về trẻ ASD

1. Tuy trẻ em với ASD có nhiều hạn chế, nhưng các bé vẫn có khả năng làm được nhiều thứ! Và chúng ta cần tập trung mạnh hơn vào điều bé “có thể làm” hơn là điều bé “không thể làm!” Đừng cố gắng “sửa chữa” bé mà hãy tìm cách hiểu bé, và giúp bé phát huy thế mạnh của mình, biến những thứ bé quan tâm trở thành những kỹ năng của riêng bé!

2. Tuy rằng bạn không thể thay đổi gen di truyền của bé, nhưng có rất nhiều thứ khác bạn có thể thay đổi và giúp bé tốt hơn, trong đó, cách hiệu quả nhất đó là qua lối sống và dinh dưỡng. Nếu bạn có thể cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, trong môi trường lành mạnh, hạnh phúc, hoàn toàn thư giãn, không bị tổn thương về thể lý cũng như tâm lý, thì khả năng phát triển theo chiều hướng tích cực của bé sẽ là rất cao!

3. Việc tiêm vắc-xin cho bé là điều cần thiết. Gỉa thuyết cho rằng các bé bị ASD do lượng thủy ngân có trong chất bảo quản của vắc-xin là hoàn toàn không có cơ sở và không chính xác. Chính vì thế, sự hiểu biết đúng đắn của các bậc cha mẹ trong việc điều trị và nuôi nấng con cái là điều rất quan trọng, và là một nhân tố quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

4. Tình yêu, sự kiên nhẫn, và thấu hiểu/đồng cảm với thế giới của bé là những yếu tố không thể thiếu trong suốt quá trình điều trị!

5. Một trong những phát hiện mới nhất bởi bác sỹ/tiến sỹ Gary Steinman tại trường Y Khoa Touro, New York, USA, đó là đa phần các trẻ mắc chứng bệnh ASD có lượng hóc môn tăng trưởng IGF (Insulin-like Growth Factor) thấp hơn so với các trẻ em không mắc chứng bệnh này. Và hóc môn này thì lại có rất nhiều trong sữa mẹ. Chính vì thế các trẻ em được bú sữa mẹ càng nhiều và lâu dài thì khả năng bị ASD lại càng thấp hơn so với trẻ bú sữa bình. Nên các bà mẹ chịu khó một tí nhé! Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu trước đó cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của người mẹ trong việc giảm thiểu nguy cơ ASD cho bé trong giai đoạn thụ thai. Khi người mẹ đang mang thai, bất kỳ yếu tố nào gây căng thẳng (các thảm họa tự nhiên, những rắc rối trong mối quan hệ cá nhân, lo lắng về tài chính, v…v…) đều tăng khả năng dẫn đến ASD của bé. Và khi cả ba lẫn mẹ càng lớn tuổi (đặc biệt là sau 30) thì khả năng sinh con với chứng ASD cũng sẽ tăng cao hơn.

3. Chữa trị ASD dựa trên thuốc

Dựa trên những thành quả nghiên cứu của mình về ASD, bác sỹ/tiến sỹ Gary Steinman đã đưa ra một công thức để xác định khả năng bị ASD của trẻ sơ sinh dựa trên 3 yếu tố: hóc môn tăng trưởng - IGF, kháng thể của myelin - anti-MBP (Anti-Myelin Basic Protein), và chất dẫn truyền xung thần kinh serotonin. Theo nghiên cứu của ông, nếu công thức tính này có kết quả bằng 0 thì có nghĩa rằng trẻ sơ sinh không bị ASD. Điều này là rất quan trọng vì nó sẽ giúp phát hiện chứng ASD ở trẻ ngay khi vừa sinh ra, và do đó khả năng chữa trị sẽ càng hiệu quả hơn khi được bắt đầu sớm hơn. Một trong những cách chữa trị ông đưa ra đó là tiêm hóc môn tăng trưởng IGF cho trẻ sơ sinh hoặc dùng tế bào gốc để giảm bệnh cho trẻ sinh ra với ASD.

Không kém phần “nóng bỏng,” hiện tượng “viêm” gây ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể - tìm thấy lần đầu tiên trong tế bào não của bệnh nhân ASD vào năm 2004 bởi tiến sỹ về thần kinh học Carlos A. Pardo tại đại học Y Khoa John Hopkins, Maryland, USA - đã dấy lên một hy vọng mới cho việc chữa trị ASD. Hiện tại, phòng nghiên cứu của ông đang tập trung thử nghiệm “minocycline,” một loại thuốc kháng sinh có khả năng điều hòa miễn dịch để giảm thiểu quá trình suy thoái của não cho bệnh nhân ASD.

Một phương pháp chữa trị thú vị “dĩ độc trị độc” đang trong giai đoạn thử nghiệm đến từ phòng nghiên cứu của bác sỹ Eric Hollander, giám đốc chương trình nghiên cứu và chữa trị ASD tại trường Y Khoa Albert Einstein, New York, USA. Kết quả nghiên cứu của ông dựa trên quan sát rằng trẻ em với chứng ASD khi bị sốt nóng hoặc khi bị sốt dị ứng thì gần với “bình thường” hơn. Qua đó, ông đã nghĩ ra cách điều trị bằng cách “đánh lừa” hệ thống miễn dịch bằng cách cho bệnh nhân ASD uống viên con nhộng có chứa 2500 trứng của con sâu roi (Trichuris Suis Ova) mỗi 2 tuần. Đến tuần thứ 12 thì một số bệnh nhân tham gia cuộc chữa trị thử nghiệm của ông đã hoàn toàn lành mạnh.

4. Chữa trị ASD dựa trên cách cư xử và giáo dục

Một ví dụ về cách chữa trị dựa trên cư xử là của bác sỹ/tiến sỹ Aleksandra Djukic, chuyên ngành về thần kinh học dành cho hội chứng Rett (Rett’s Syndrome) tại trường Y Khoa Albert Einstein, New York, USA. Bà nhận thấy rằng 100% trẻ em với hội chứng Rett (ASD) có cái nhìn rất mạnh và rất tập trung. Nghiên cứu của bà đã tìm ra rằng trẻ em với hội chứng Rett còn có khả năng dõi mắt nhìn theo những gì mà bé quan tâm, có khả năng phân biệt các dấu hiệu/kích thích khác nhau và “thích” những gì liên quan đến con người hơn là những vật vô tri giác, có khả năng “nhớ” những kích thích thị giác, và có khả năng hiểu những ngôn ngữ giao tiếp đơn giản. Dựa trên đó, bà đã sáng chế ra những thiết bị (cả phần cứng lẫn phần mềm) có tính biểu họa cao, giúp cho trẻ em có thể giao tiếp và điều khiển những vật dụng đơn giản thông qua ánh mắt nhìn.


Bác sỹ tâm lý học Daniel Orlievsky, giám đốc viện Phục Hồi Chức Năng Qua Kỹ Năng Viết tại bệnh viện Tâm Thần cho Trẻ Em tại Buenos Aires, Argentina thì tập trung nghiên cứu của mình vào ngôn ngữ. Theo quan niệm thông thường, người ta cho rằng ngôn ngữ viết đến sau ngôn ngữ nói, chính vì thế, các trẻ em bị rối loạn phát triển thường không được dạy viết vì ngay cả nói các bé còn không làm được mà! Tuy nhiên, viện nghiên cứu của ông đã hoàn toàn thành công trong việc dạy viết cho trẻ em với ASD, và điều kỳ diệu nhất là khi trẻ với ASD bắt đầu viết được thì những biểu hiện gắn liền với chứng ASD cũng dần dần biến mất. Các bé không những có khả năng giao tiếp qua bàn phím, mà còn có thể bắt đầu phát âm được những từ đơn giản. Điều này phù hợp với giả thuyết rằng cấu tạo của não sẽ tự động được tổ chức lại khi con người ta dần học được một chức năng nào đó, và từ đó cho thấy ngôn ngữ hoàn toàn có khả năng tạo ra và định hình cách cư xử ở trẻ em với ASD.

Và sau đây xin chia sẻ với các bạn một đoạn phim ngắn về trẻ ASD nhé!
https://www.youtube.com/watch?featur...&v=1d_mCmMdLIY 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin