Chuyển đến nội dung chính

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao?


Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây.


Biến Đổi Khí Hậu - Một Tương Lai Có Còn Hy Vọng?


1. Nhanh hơn 2050


Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement: https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác. 


Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn chặn việc Trái Đất nóng lên thêm 1.5-2 độ C vào năm 2030 hoặc năm 2050 (so với nhiệt độ của Trái Đất trước thời kỳ công nghiệp hoá vào những năm 1850-1900). 


Đến thời điểm hiện tại, năm 2016 và 2020 là hai năm Trái Đất nóng nhất, tăng khoảng 1.2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hoá, theo Tổ Chức Về Thời Tiết Thế Giới WMO (World Meteorological Organization), và theo thông báo của NASA, cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian của Mỹ. Có thể xem bản đồ sốt dần của Trái Đất từ năm 1880 đến 2016 tại đây: https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/image/2016gistempupdateblack.gif


Không chỉ dừng lại ở đó, mới cách đây 2 ngày, 27/5, một nghiên cứu mới của WMO dự đoán rằng một trong những năm từ 2021 đến 2025, khả năng Trái Đất chạm mức nóng thêm 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hoá là 40%. Điều này có nghĩa là Trái Đất đang lên cơn sốt nhanh hơn ít nhất là 5 năm so với dự đoán cũ là năm 2030. Có thể xem thêm nghiên cứu này ở đây https://public.wmo.int/en/media/press-release/new-climate-predictions-increase-likelihood-of-temporarily-reaching-15-°c-next-5


Ủa? Rồi việc đó thì có can dự gì đến bất kỳ ai trong chúng ta? Việc Trái Đất nóng dần lên 1.5 độ C thì có ảnh hưởng gì nếu chúng ta vẫn có thể ngồi trong phòng và tận hưởng máy điều hoà 18 độ C? 


2. Đầu tiên sẽ là nước


Các tảng băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan nhanh, với tốc độ này thì dự đoán Bắc Cực sẽ không còn tảng băng nào vào mùa hè năm 2050 https://climate.esa.int/en/projects/sea-ice/news/simulations-suggest-ice-free-arctic-summers-2050/


Điều này đồng nghĩa với mực nước biển sẽ tăng cao hơn, dẫn đến ngập lụt ở các vùng ven biển đến sớm hơn. Dự đoán khoảng hơn 200 triệu người sống dọc bờ biển trên toàn thế giới sẽ chịu tổn thất do việc mực nước biển có thể tăng hơn 2m so với hiện tại vào năm 2050. Trong đó, có 8 nước Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất (chiếm đến 70% của thế giới) lần lượt theo thứ tự giảm dần là Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, và Nhật Bản. Chi tiết có thể xem thêm ở đây https://www.climatecentral.org/news/report-flooded-future-global-vulnerability-to-sea-level-rise-worse-than-previously-understood


Chưa kể đến việc những khối băng vĩnh viễn (permafrost) cũng đang tan nhanh chóng mặt vì lần đầu tiên được tiếp xúc với không khí nóng sau hàng trăm đến hàng ngàn năm. Và khi những khối băng này tan, cũng đồng nghĩa với việc các loài vi sinh, mầm bệnh đã ngủ quên từ bao năm qua sẽ được đánh thức dậy. Có thể chúng sẽ chết vì quá nóng. Mà cũng có thể chúng sẽ nhanh chóng thích nghi và sống sót khi tìm được vật chủ thích hợp. Có thể xem thêm chi tiết ở đây https://www.scientificamerican.com/article/deep-frozen-arctic-microbes-are-waking-up/ 


Một nghiên cứu gần đây xuất bản vào đầu tháng 5 trên tạp chí khoa học Science ( https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0048969721004812? via%3Dihub  ) cũng cho thấy vi rút Corona cũng có thể là do biến đổi khí hậu gây ra. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến việc thảm thực vật thay đổi, do đó, hơn 40 loài dơi đã di cư đến các rừng tại Đông Nam Á trong thời gian gần đây. Các loài dơi này là vật chủ quen thuộc của chủng vi rút Corona này, mang theo hơn 100 loại vi rút Corona khác nhau. 


Như vậy, khả năng xuất hiện của những mầm bệnh mới là chỉ tăng cao thêm chứ không giảm đi với tình hình khí hậu hiện tại.


Một vấn đề khác cũng nguy cấp không kém liên quan đến nước đó là hạn hán và lũ lụt! Sẽ có những nơi ngày càng khô hạn nứt nẻ vì mạch nước ngầm cạn kiệt, và có những nơi lũ lụt sẽ ngày càng ngông cuồng hơn vì mưa bão càng lúc càng nhiều hơn. Có thể xem thêm những hậu quả cụ thể thấy được do biến đổi khí hậu gây ra cho khối Liên Minh Châu Âu trong một xuất bản vào năm 2018 tại đây https://www.eea.europa.eu/signals/signals-2018-content-list/articles/climate-change-and-water-2014 Và tình hình các loại thiên tai đi kèm với việc biến đổi khí hậu do tạp chí khoa học Nature cung cấp tại đây https://www.nature.com/articles/d41586-018-05849-9


Khí Hậu Khắc Nghiệt

3. Kế đến là đất


Hậu quả của việc hạn hán, lũ lụt, và các thể loại thiên tai sẽ khiến cho đất đai hoặc không thể sinh sống, hoặc không thể trồng trọt, hoặc cả hai. 


Đất là nơi sinh sống của bao loài sinh vật. Khi môi trường sống thay đổi và trở nên khắc nghiệt, đa số các loài sinh vật cũng sẽ không thích nghi kịp và dần tuyệt chủng. Theo một nghiên cứu mới nhất xuất bản vào tháng 6/2020, thì cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 (the sixth mass extinction) đang diễn ra rất nhanh. Khoảng 500 loài động vật có xương sống đã bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm qua. Và hiện tại 500 loài có xương sống khác chỉ còn ít hơn 1000 cá thể, đứng trên bờ vực tuyệt chủng trong vòng 20 năm tới. Lần đại tuyệt chủng gần đây nhất xảy ra 66 triệu năm trước và khoảng 70-95% mọi sinh vật đã biến mất khỏi Trái Đất, trong đó có khủng long. Khác biệt lớn nhất là trong các lần đại tuyệt chủng trước, nguyên nhân có thể là do thiên tai. Còn lần này thì chắc chắn là do con người. Xem thêm chi tiết nghiên cứu tại đây https://www.pnas.org/content/117/24/13596


Cuộc tuyệt chủng hàng loạt này sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, và ảnh hưởng mạnh lên chuỗi thức ăn. Khi các loài ong, loài bướm, loài chim cũng bị tuyệt chủng, thì cây cối cũng sẽ dần tuyệt chủng vì không có ai giúp chúng gieo hạt và thụ phấn nữa. Có thể xem thêm về vấn đề này tại video sau của Tổ Chức Thực Phẩm và Nông Nghiệp Khối Liên Minh Châu Âu: https://youtu.be/el-Z5tgyQXY


Khi con người không thể trồng trọt, thức ăn sẽ khan hiếm. Để sinh tồn, con người sẽ bắt đầu di cư về phía hai cực, để có thể sống sót và trồng trọt ở nơi khí hậu mát mẻ hơn. Những nghiên cứu từ năm 2010 về làn sóng di cư do ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu đã cho thấy điều này. Có thể xem chi tiết tại đây https://features.propublica.org/climate-migration/model-how-climate-refugees-move-across-continents/


4. Và sau cùng là không khí


Nếu con người không cùng nhau giảm khí thải, thì đến năm 2050, 30 năm nữa thôi, con cháu chúng ta sẽ phải đeo mặt nạ chống khí độc khi đi ngoài đường, một cảnh nghe có vẻ sẽ chỉ xảy ra trong những phim viễn tưởng của năm 3000. 


Nỗi lo sợ lớn nhất của Christiana Figueres, người đứng sau sự thành công của Hiệp Ước Paris về Thay Đổi Khí Hậu năm 2015, đó là: con cháu sẽ nhìn vào mắt chúng ta và hỏi: cha mẹ/ông bà đã làm gì để con ra nông nỗi này? Video phỏng vấn bà 1 năm trước là một cuộc nói chuyện vô cùng ấn tượng rất nên xem tại đây https://youtu.be/yJWEvB71UJ8


5. Giải pháp gì để cứu chúng ta?


Tăng thiên tai, tăng dịch bệnh, thiếu nước uống, thiếu thức ăn, thiếu chỗ ở, thiếu cả không khí để thở. Tất cả việc này sẽ dẫn đến điều gì? Rối loạn! Mọi hệ thống xã hội, kinh tế, và chính trị sẽ mất đi cân bằng. Hoà bình sẽ được thay bằng súng đạn và bạo lực. 


Vậy Hiệp Ước Paris có cứu chúng ta được không? Cho đến thời điểm hiện tại, đây là những kết quả do Hiệp Ước Paris đem lại, và nó cho thấy rằng chúng ta còn ở xa so với mục tiêu đề ra. Với tốc độ cố gắng như hiện tại, việc Trái Đất sẽ nóng thêm 1.5 độ C vào trước năm 2030 là không thể tránh khỏi. Ngay cả đại dịch COVID cũng đã không thể giúp gì cho chúng ta khi khí thải của chúng ta vẫn không ngừng tăng trong năm 2020. Có thể xem thêm chi tiết báo cáo năm 2020 tại đây: 


https://wedocs.unep.org/bitstream/handle/20.500.11822/34438/EGR20ESE.pdf?sequence=25


https://wedocs.unep.org/bitstream/handle/20.500.11822/34468/GBR20.pdf?sequence=3&isAllowed=y


Cuộc cứu vãn chính loài người khỏi tuyệt chủng cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả chúng ta. Chỉ cần mỗi người cố gắng một chút thôi, chúng ta sẽ vẫn có thể hy vọng vào một tương lai khác, đỡ ảm đạm hơn so với hiện tại.


Sau đây là 82 cách cụ thể mà chúng ta có thể chung tay để Trái Đất sẽ vẫn là nơi có thể sống được vào năm 2050: https://www.drawdown.org/solutions/table-of-solutions


Trong đó có những việc chúng ta có thể làm mỗi ngày như: tiết kiệm mọi năng lượng sử dụng trong gia đình, giảm thiểu rác thải, không phung phí thức ăn, nấu ăn tại nhà, hạn chế đặt món ăn qua mạng, theo đuổi chế độ dinh dưỡng giàu rau củ quả thay vì thịt cá, phân loại rác để tái chế, tái chế giấy, sử dụng năng lượng từ gió/mặt trời, hạn chế đi máy bay, sử dụng các phương tiện công cộng thay vì đi xe riêng, đi bộ nhiều hơn, trồng cây, giảm thiểu tiêu dùng (chỉ mua những thứ thực sự cần chứ đừng mua thứ mình muốn) v...v...


Mỗi người có thể tự đo lường dấu chân sinh thái (ecological footprint) của mình ở đây để có thể biết mình đang tạo ra giá trị tích cực hay tiêu cực cho Trái Đất: https://www.footprintcalculator.org Và xem bản đồ dữ liệu dấu chân sinh thái của cả thế giới tại đây: https://data.footprintnetwork.org/?_ga=2.225866322.971472593.1622848134-1261146153.1622848134#/



Ngoài việc xem thông tin thụ động, chúng ta cũng có thể xem các bạn bè 5 châu đang làm gì để giảm thiểu nguy hại do mình gây ra cho Trái Đất và thêm giải pháp của chính chúng ta vào tại đây: https://movethedate.overshootday.org/



Thêm vào đó, cũng có những trang rất thú vị để có thể giúp lan toả những nhận thức này đến nhiều người hơn qua các tài liệu sinh động, được sắp xếp một cách dễ hiểu, rất phù hợp cho các lớp học và các buổi thuyết trình:


https://solutionsu.solutionsjournalism.org/teaching-collections?resource-filter=climate-solutions&utm_source=Drawdown+Learn


Và sau cùng là nơi bạn có thể tự học để hiểu rõ hơn về toàn bộ bức tranh này và những gì bạn có thể làm để thay đổi cục diện đó: 


https://www.drawdown.org/climate-solutions-101/?_ga=2.15240950.1549528668.1620611890-1365512667.1620611890 (tiếng Anh)


https://changeit.app/ (app tiếng Anh, dành cho người bận rộn nhưng vẫn muốn thay đổi cục diện của biến đổi khí hậu)


https://funzi.mobi/learn/change-your-consumption-habits-for-a-sustainable-future/towards-sustainable-consumption/the-size-of-your-ecological-footprint (lớp học tiếng Việt miễn phí về lối sống bền vững, trên nền tảng Funzi, được khối Liên Minh Châu Âu tài trợ)




Quay trở lại câu hỏi đầu tiên: 29 năm nữa có còn kịp để con người tự cứu mình không? Có thể là có nếu tất cả đồng lòng thay đổi và cố gắng từng chút một. Mong sao khi con đặt câu hỏi: cha/mẹ đã làm gì? chúng ta có thể ôm con và nói rằng: chúng ta đã làm mọi điều cần thiết! (we did everything necessary) thay vì rằng: chúng ta đã làm mọi điều có thể! (we did everything we could), theo như bà Christiana Figueres đã nói. 





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin