Chuyển đến nội dung chính

Quinvaxem, Pentaxim, Hay Là Không Nên Tiêm Chủng Nữa?



Hôm rồi ăn cơm với đứa cháu mới có con được mấy tháng, và cô bé tâm sự là không dám cho con đi chích ngừa vì quá sợ hãi Quinvaxem, sau khi đọc các bài báo về việc Quinvaxem dẫn đến tử vong ở trẻ em gần đây.

Một số người bạn có điều kiện hơn thì đã đem con đi chích dịch vụ để được chích Pentaxim, và khi dịch vụ ở Việt Nam hết thuốc, thì họ đem con qua nước ngoài (Singapore, hay thậm chí Mỹ) để chích. 

Bất kỳ cha mẹ các bé chọn phương án nào, Quinvaxem hay Pentaxim, thì đều với mong muốn tạo điều kiện sức khoẻ tốt nhất cho bé trong khả năng có thể, và điều đó là hoàn toàn đáng trân trọng. 

Riêng việc không cho bé chích ngừa vì sợ bé chết do thuốc thì bạn đang đặt bé vào một tình thế còn nguy hiểm hơn, với xác suất tử vong cao hơn nhiều. Tuy nhiên, tất cả đều là chọn lựa của riêng bạn, và mình sẽ đưa thông tin để các bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho bé nhé!

1. Nguồn gốc?
Quinvaxem: sản xuất tại Hàn Quốc bởi công ty Crucell, thuộc tập đoàn Johnson & Johnson, Mỹ và công ty Chiron, thuộc tập đoàn Novartis, Thuỵ Sỹ. 

Pentaxim: sản xuất tại Pháp và Canada bởi công ty Sanofi Pasteur, thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis, Pháp.

2. Đã được quốc tế công nhận chưa?
Quinvaxem: được cơ quan quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hàn Quốc cấp giấy phép ngày 27/3/2006. Sau đó, đã được WHO sử dụng cho chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng (TCMR bao gồm tiêm chủng chống lại 6 bệnh: yết hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, và bệnh lao) cho hơn 90 nước tính đến thời điểm hiện tại. Quinvaxem là vắc xin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, lên đến hơn 400 triệu mũi tiêm tính đến tháng 5/2013.  

Pentaxim: được cấp giấy phép lần đầu tiên năm 1997 tại Thuỵ ĐiểnTính đến năm 2011, đã trên 100 triệu mũi Pentaxim được tiêm ở hơn 100 quốc gia.

3. Công dụng?
Quinvaxem: là vắc xin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh yết hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc xin chống bại liệt sẽ được tiêm riêng. 

Pentaxim: cũng là vắc xin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh yết hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và nhiễm khuẩn Hib.  Mũi vắc xin chống viêm gan siêu vi B sẽ được tiêm riêng. 

4. Dành cho ai?
Quinvaxem và Pentaxim: dành cho bé từ 6 tuần tuổi đến trước 5 tuổi. Bé nên được chích mũi Quinvaxem hoặc Pentaxim 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tháng trước 1 tuổi và có thể bắt đầu chích từ khi bé 6 tuần tuổi. Mũi chích thứ 4 nên chích sau khi bé được 1 tuổi, vào khoảng 13 tháng, trễ nhất là 24 tháng.

5. Cho bé tiêm Quinvaxem và Pentaxim lẫn lộn có được không?
Năm 2005, chương trình Tiêm Chủng Quốc Gia Mỹ, thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Bệnh (CDC) đã công bố nghiên cứu về việc khi cho trẻ em tiêm lẫn lộn giữa 2 loại 1.vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà toàn bào (tương tự như Quinvaxem), và với vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà vô bào (tương tự như Pentaxim). Họ đã đưa ra kết luận rằng việc tiêm lẫn lộn thuốc như thế không có gì nguy hại và đều giúp bé chống lại được bệnh ho gà tốt hơn là khi không tiêm chủng. Hơn nữa, trường hợp các bé tiêm 3 mũi toàn bào và chỉ 1 mũi vô bào thì có hiệu quả tốt hơn các trường hợp tiêm lẫn lộn còn lại. 

6. Vắc xin ho gà toàn bào (TB) khác vắc xin ho gà vô bào (VB) thế nào?
Vắc xin ho gà TB (Quinvaxem): vắc xin này sử dụng tế bào của vi khuẩn ho gà đã được giết chết để kích thích tạo miễn dịch với bệnh ho gà. 

Vắc xin ho gà VB (Pentaxim): vắc xin này chỉ sử dụng thành phần chính gây bệnh được chiết xuất từ tế bào của vi khuẩn ho gà để kích thích tạo miễn dịch với bệnh ho gà. 

7. Vắc xin ho gà TB tốt hơn hay VB tốt hơn?
Đến thời điểm hiện tại, vắc xin ho gà VB đang dần được sử dụng ở các nước phát triển vì khả năng dung nạp của nó tốt hơn, ít gây tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của nó khi dịch ho gà có vẻ như trở lại thường xuyên hơn từ khi sử dụng vắc xin này.

Một nghiên cứu được công bố năm 2013 của Trung Tâm Nghiên Cứu Vaccine Kaiser Permanente tại California, Mỹ trên 54,339 cá thể đã được tiêm chủng tại Trung Tâm này, do nhà khoa học Nicola Klein dẫn đầu, đã đưa ra kết luận những bé đã được tiêm 4 mũi vắc xin ho gà TB thì được bảo vệ chống lại bệnh ho gà tốt hơn những bé đã được tiêm 4 mũi vắc xin ho gà VB hay những bé đã được tiêm 4 mũi vắc xin ho gà TB và VB lẫn lộn. Và khả năng chống lại bệnh ho gà của bé càng giảm khi số lần tiêm vắc xin ho gà TB của bé càng ít.

Một số nghiên cứu khác tương tự ở các nước khác trên thế giới (Úc, Ấn Độ, v...v...) cũng đưa kết luận tương tự. 

Như thế có nghĩa là vắc xin ho gà VB (Pentaxim) tuy ít gây tác dụng phụ hơn nhưng lại không giúp bảo vệ bé chống lại bệnh ho gà tốt bằng vắc xin ho gà TB (Quinvaxem).

8. Đã có bao nhiêu ca tử vong trên thế giới sau khi tiêm? 
Quinvaxem: một số ca tử vong ở Bhutan, Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ và Việt Nam. Theo điều tra của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (WHO) và ban chuyên gia quốc tế thì đều không phải do vắc xin Quinvaxem. 

Việt Nam bắt đầu sử dụng Quinvaxem do WHO tài trợ từ tháng 6/2010. Từ tháng 10/2012 đến 3/2013 có 12 ca tử vong sau khi được tiêm mũi Quinvaxem. Do đó, Bộ Y Tế Việt Nam đã ngừng sử dụng Quinvaxem cho đến tháng 10/2013, khi chuyên gia độc lập quốc tế, chuyên gia của WHO, và chuyên gia của Việt Nam khẳng định là 12 ca tử vong kể trên không do Quinvaxem.
Từ khi Quinvaxem được dùng lại đến nay, có 9 ca tử vong sau khi tiêm vắc xin này, trong đó 6 ca đã được xác nhận không do vắc xin, 1 ca vào tháng 9/2015 chưa rõ nguyên nhân và 2 ca vào tháng 10/2015 do sốc phản vệ, có thể là do vắc xin, dẫn đến tử vong.  

Pentaxim: có nguồn tin cho rằng đã có một số ca tử vong ở Ukraina sau khi tiêm Pentaxim vào năm 2009. Tất cả các ca tử vong ở Ukraina đều được kết luận là không do vắc xin.

Pentacel, phiên bản của Pentaxim tại Mỹ, được cấp giấy phép tại Mỹ từ ngày 20/6/2008. Trước đó trong quá trình thử nghiệm Pentacel tại Mỹ, đã có 4 ca tử vong nhưng đều đã được kết luận là không phải do Pentacel. 

Từ 20/6/2008 đến 21/10/2009, đã có 170 ca nguy kịch, trong đó, 26 ca dẫn đến tử vong của trẻ từ 6 tuần tuổi đến 4 tuổi được báo cáo sau khi tiêm Pentacel. Đây là thông tin lấy từ bản báo cáo ngày 19/2/2010 của Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) về những trường hợp sức khoẻ nguy kịch hay tử vong đã xảy ra sau khi tiêm Pentacel. 

Trong 26 ca tử vong đó, 12 ca là do đột tử không lý do (SIDS), 2 ca do những điều kiện di truyền bẩm sinh, 2 ca do nhiễm trùng đường hô hấp, 2 ca do ngộp thở, 2 ca không rõ lý do, 1 ca do thiếu oxy lên não, 1 ca do tim ngừng đập không rõ nguyên do, 1 ca do cơ tim giãn nở, 1 ca không có thông tin, và 2 ca thông tin chưa xác minh. 

Bản báo cáo này đã kết luận không có gì mới đáng lo ngại về việc tiếp tục sử dụng Pentacel, do đó, Pentacel vẫn được sử dụng cho chương trình tiêm chủng của Mỹ đến thời điểm hiện tại. 



9. Sốc phản vệ là gì?
Đây là sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch của cơ thể với bất kỳ thứ gì mà cơ thể cho là "lạ" và không muốn tiếp nhận. Sốc phản vệ thường xảy ra do thức ăn, thậm chí như là quả mận, hay rau cải, những thứ bạn ăn mỗi ngày trước khi sốc phản vệ xảy ra. Do đó, rất khó để dự đoán khi nào thì sốc phản vệ xảy ra, và nếu không chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Điều may mắn là sốc phản vệ không xảy ra thường xuyên, và do đó, số ca tử vong do sốc phản vệ gây ra cũng rất thấp. 

Như thế để hiểu rằng khả năng bị sốc phản vệ hay hiểu đơn giản là dị ứng với vắc xin là hoàn toàn có thể, cho dù đó là bất kỳ loại vắc xin nào, Quinvaxem hay Pentaxim. 

10. Tỷ lệ tử vong như thế là nhiều hay ít?
Theo thống kê của WHO, ở Việt Nam, năm 2013, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do các nguyên nhân khác nhau như sau: 
Tiêu chảy: 12%
Viêm nhiễm đường hô hấp: 11%
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh : 6%
Tai nạn/thương tật: 3%
Bệnh sởi: 2%
Quinvaxem (giả sử 15 ca tử vong năm 2013 sau khi tiêm là do vắc xin): 0.00009% (15/1,600,000 trẻ). 

Như thế, tỷ lệ tử vong do Quinvaxem nếu có thì cũng là thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp hay tiêu chảy gây ra. 

Theo cơ quan Sức Khoẻ Cộng Đồng Anh, số ca tử vong trung bình mỗi năm trước và sau khi vắc xin phòng bệnh tương ứng được sử dụng như sau:

Căn bệnhTrướcSau
Yết hầu40000
Uốn ván2000
Ho gà15003
Bại liệt7000
Hib300
Tổng cộng64303

11. Miễn dịch cộng đồng có thật không?
Khi con bạn chơi với nhiều đứa trẻ nghịch bẩn lấm bùn đất, thì khả năng con bạn bị lấm bùn đất đương nhiên sẽ cao hơn là khi con bạn chơi với những đứa trẻ sạch sẽ. Miễn dịch cộng đồng cũng thế! 

Khi có nhiều đứa bé tiêm chủng thì sẽ tránh được sự "lấm bùn" của bệnh trong khu dân cư, nên khi con bạn ở trong khu dân cư đó sẽ thường xuyên "sạch," không bị lây nhiễm ngay cả khi không hoặc chưa chích ngừa. Còn nếu đa số các bé ở khu dân cư không chích ngừa, cơ thể dễ dàng bị bệnh hay "lấm bùn," thì khả năng các bé đó lây bệnh làm "bẩn" con bạn là rất cao, ngay cả khi bé đã được chích ngừa, hay trong ví dụ này là "đã được tắm sạch sẽ." 

Bằng chứng: ở các nước phát triển, điển hình là Mỹ, trẻ em không cần chích ngừa lao (mũi tiêm BCG) nữa vì cộng đồng của họ đã "sạch" đủ để khiến khả năng bị lao của con em họ là gần như không còn. 

Do đó, khi bạn không cho bé chích ngừa thì không những bạn đang gây nguy hiểm tính mạng cho bé mà còn là cho cả các bé khác và những người sống quanh bạn nữa! 

Hy vọng rằng với những kiến thức này, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho bé mà không phải lo sợ! Nếu là mình, mình sẽ cho con mình chích ngừa đủ 3 lần trước khi bé 6 tháng tuổi, bất kể là Quinvaxem hay Pentaxim, và một lần nữa sau khi bé 1 tuổi để đảm bảo sức khoẻ cho bé. Còn bạn, bạn chọn cách nào?

Nhận xét

  1. E có 1 câu hỏi là. Giữa Q và P thì nên tiêm cái nào?
    Tại sao P lại bị hạn chế nhập ở VN?
    Cảm ơn Dr. M nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề nghị bạn đọc lại đi.

      Xóa
    2. Bạn Tùng ơi, mình chỉ đưa thông tin, còn tiêm Q hay P là quyết định cha mẹ của bé nên tự quyết định trong khả năng có thể nhé!
      "Tại sao P bị hạn chế nhập ở Việt Nam?" - theo các nhà chức trách của chương trình TCMR thì P không bị hạn chế nhập ở VN, còn thực hư thế nào thì mình không biết. Tuy nhiên, mình có thể đưa thêm thông tin để bạn hiểu:
      1. P mắc hơn rất nhiều so với Q (500 ngàn vs. 77 ngàn) nên nếu gia đình bạn không thuộc loại khá giả thì việc cho con chích P là một vấn đề không đơn giản.
      2. Để thay thế P hoàn toàn cho Q là điều cực khó vì mỗi năm có khoảng 1.6 triệu trẻ em Việt cần được tiêm chủng 4 mũi như thế. Nếu thay thế như vậy, thì chính phủ Việt Nam sẽ phải tự bỏ tiền ra, và đó là một khoản không hề nhỏ cho một nước đang phát triển. Đó cũng là những lý do tại sao WHO sử dụng Q cho chương trình TCMR để tài trợ vắc xin miễn phí cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
      3. Sản xuất vắc xin là một ngành công nghiệp không đem lại lợi nhuận cao nên số hãng sản xuất vắc xin ngày càng giảm, và đẩy áp lực cung cấp vắc xin lên các hãng lớn còn trụ lại, trong đó có hãng Sanofi Pasteur. Do đó, việc sản xuất vắc xin không kịp nhu cầu là dễ hiểu.
      4. Năm 2013, hãng Sanofi Pasteur bị một số trục trặc ở cơ sở sản xuất tại Toronto, Canada dẫn đến việc vắc xin Pentacel, phiên bản của Pentaxim ở Mỹ, bị thiếu hụt. Do đó, việc Pentaxim bị thiếu hụt cũng không nằm ngoài khả năng là do những sự cố ngoài dự đoán trong khâu sản xuất.
      5. Nhà sản xuất dựa trên nhu cầu dự đoán của các nước sử dụng để sản xuất lượng vắc xin phù hợp. Từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu sử dụng Q đại trà, cung cấp miễn phí bởi chương trình TCMR nên nhu cầu tiêm P có lẽ giảm nhiều, và do đó nhà sản xuất cũng giảm lượng P cung cấp cho thị trường Việt Nam. Đến khi có những ca tử vong bị nghi ngờ do Q gây ra thì nhu cầu tiêm P mới tăng đột biến, và do đó, nhà sản xuất không thích ứng kịp, dẫn đến khan hiếm thuốc là điều dễ hiểu.
      Mong là câu trả lời của mình phần nào thoả mãn câu hỏi của bạn!

      Xóa
    3. Cám ơn Dr. đã viết bài về chủ đề này, có điều phải chi những thông tin này đáng lẽ ra nên được thông tin từ Bộ Y Tế hoặc các tờ báo chính thống thì hay biết mấy, cứ im im để cho bà con đồn đoán bậy bạ, rốt cuộc mấy đứa bứ lãnh đủ

      Xóa
    4. Một lần nữa xin cảm ơn Dr. M nhiều :)
      Thực sự 2 câu hỏi của e không có được đề cập trong bài viết nên e mới hỏi.

      Xóa
    5. Cám ơn các bạn đã theo dõi và tin tưởng :)

      Xóa
    6. Sốc phản vệ là trường hợp hiếm gặp, nhưng tại sao những đứa bé đó bị sốc phản vệ do Quivaxem chứ không phải do loại khác. Như vậy tác giả nói các trường hợp tử vong là do sốc phản vệ không phải do Quivaxem! tác giả có thiên vị không???! Rõ ràng là Quivaxem có thành phần dễ gây sốc và sốc ở đây là do tiêm Quivaxem, chứ chẳng lẽ do nguyên nhân khác
      khi tiêm vào, trong 3 ngày mà có phản ứng nặng thì chứng tỏ thuốc có vấn đề!

      Xóa
    7. Trên thế giới vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tự hỏi những gì hôm nay mình tin chắc là đúng liệu có thật sự đúng không?
      https://youtu.be/8h66beBrEpk

      Xóa
  2. Xin chào Dr.M,
    Xin bạn hãy dẫn nguồn chi tiết hơn những thông tin bạn sử dụng trong bài viết này, đặc biệt là nguồn số liệu.Ví dụ Theo cơ quan Sức khỏe cộng đồng Anh là số liệu năm nào, cơ quan này phát biểu tại tài liệu nào? Hay số liệu của WHO năm 2013 có thể tìm thấy ở đường dẫn nào?
    Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các thông tin trong bài nếu bạn muốn kiểm chứng chỉ cần google dựa trên những từ khoá mình sử dụng trong bài là ra ngay. Sau đây là link nguồn của 2 mảng số liệu bạn hỏi nhé!
      http://www.ovg.ox.ac.uk/5-1-dtapipvhib-vaccine
      http://www.who.int/gho/countries/vnm.pdf?ua=1

      Xóa
    2. Tuyet voi :) thanks ban nhieu

      Xóa
  3. This comment has been removed by the author.

    Trả lờiXóa
  4. Dr.M ơi, con mình đã hơn 2 tuổi rồi. Mình đã ko tiêm mũi 4 do ko đc các cô ở trạm y tế phổ biến tiêm nhắc lại. Vậy m có tiên đc nữa ko nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng giống bạn này, mình mới tiêm cho con được 2 mũi 6in1, sau đó con cứ bệnh hoài nên k tiêm tiếp được. Nay con mình đã hơn 25 tháng, thì có tiếp tục tiêm không?

      Xóa
    2. Bạn cứ tiêm tiếp được nhé vì con bạn vẫn chưa quá 4 tuổi. Miễn sao trong 3 mũi đầu tiên thì phải cách nhau ít nhất 1 tháng, và mũi thứ 4 phải tiêm sau khi 13 tháng, và phải cách mũi thứ 3 ít nhất 6 thâng nhé!

      Xóa
  5. This comment has been removed by the author.

    Trả lờiXóa
  6. Cám ơn Dr. M. Cho mình hỏi chút, là nếu các địa phương điều kiện khó khăn, mất điện chẳng hạn, thì vaccine không được bảo quản trong nhiệt đọ lạnh cần thiết. Như vậy, tuổi thọ và tính chất vacine se, bị ảnh hưởng ra sao? Cám ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Pentaxim và Quinvaxem đều phải để ở 2-8C. Nếu bị cúp điện hay vì lý do gì đó mà không được như vậy thì sẽ phải gọi điện thoại trực tiếp đến hãng sản xuất để hỏi, tuỳ thuộc vào thời gian, hoàn cảnh cúp điện thế nào bạn nhé! Không được sử dụng những liều vắc xin đó để tiêm bạn ạ!

      Xóa
    2. Thế thì thuốc có an toàn đến mấy mà gặp phải người bảo quản thiếu trách nhiệm thì cũng không đc rồi... Cám ơn bạn nhiều!

      Xóa
    3. Thế thì thuốc có an toàn đến mấy mà gặp phải người bảo quản thiếu trách nhiệm thì cũng không đc rồi... Cám ơn bạn nhiều!

      Xóa
  7. xl, mình cũng có hỏi trực tiếp trugn tâm tiêm chủng dự phòng, nhưng chưa ai cho mình đc câu trả lời mà mình cảm thấy thỏa mãn, làm phiền bạn. Mình muốn hỏi: con mình tiêm 5 trong 1 mũi 2 cách mũi thứ nhất 4 tháng, và bây giờ là 16 tháng rồi, chưa đc tiêm mũi thứ 3 --> có nơi mời tiêm 5.5tr/mũi ---> bây giờ mình cho bé tiêm thì hiệu quả có bị giảm đi ko bạn? Tính đến bây giờ thì đã cách mũi 2 khoảng 6 tháng rồi. Cảm ơn b, mình chờ câu trả lời của b.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn tiêm mũi thứ 3 chỉ cần cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng thôi nên bây giờ bạn cho bé tiêm mũi thứ 3 là được rồi! Mũi thứ 4 sẽ phải tiêm cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng nhé! Bạn nên chọn chỗ uy tín, an toàn nhé!

      Xóa
  8. Trả lời
    1. Bệnh yết hầu thì chính xác hơn, theo ý mình. Còn dùng bạch hầu hay yết hầu đều được bạn ạ!

      Xóa
  9. Dr. M, cho mình hỏi tí. Con mình đã chích 3 mũi 6-1, định tiêm nhắc muĩ Q nhưng bsi bảo hết Q, hơn nữa cũng đủ rồi, k cần tiêm thêm gì nữa. Nhưng mình lo lắng nên đã đề nghị tiêm mũi lẻ DPT, Hib, VgB khi bé được 23 tháng. Như vậy có cần uống thêm bại liệt? Có cần tiêm thêm mũi 4 6-1 (khi có thuôc lại).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có, bạn cho bé đi uống vắc xin bại liệt nhé! Và như thế thì không cần tiêm thêm mũi thứ 4 nữa đâu! Như thế này là coi như bé tiêm đủ 4 mũi rồi nhé!

      Xóa
    2. Cho e hỏi là mũi lẻ này chị cho bé tiêm ở trạm y tế phường hay tiêm dịch vụ ah ?
      Dear Dr. M cho e hỏi bé nhà e tiêm 3 mũi Pentaxim rồi. Nhưng chưa tiêm mũi nhắc lại. Hiện tại bé 26 tháng rồi. Em muốn tiêm mũi nhắc lại cho bé được ko ạ. Nếu thời điểm hiện tại mà Pentaxim hết thuốcce có thể chọn 6in 1 tiêm cho bé được ko ạ.

      Xóa
    3. Thực sự là mình vẫn chưa trải nghiệm nhiều ở các trạm y tế phường nên không đủ tin cậy. Nếu bạn có khả năng thì nên đem con đến chích tại viện Pasteur cho yên tâm.

      Bé 26 tháng là đủ tuổi chích nhắc rồi! Nếu hết pentaxim thì 6in1 ok bạn nhé!

      Xóa
  10. Không biết Mỹ có sử dụng Quivaxem không nhỉ? Theo thông tin của chính nhà sản xuất thì chỉ thấy họ nói đã bán ở các nước thế giới thứ 3 như Africa, Indian, Indonesia, Phillipines, Thailand, Vietnam.
    Tại sao Quivaxem được sản xuất tại Hàn Quốc mà ngay Hàn Quốc cũng không dùng nhỉ? Cũng không hiểu sao không ty Hà Lan mà phải sang Hàn Quốc sản xuất mà không ở Châu Âu nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không nhỉ? - Theo mình biết là không bạn ạ.
      Câu hỏi thứ 2: bạn đọc kỹ lại bài viết của mình thì sẽ có câu trả lời.
      Câu hỏi thứ 3: ngay cả công ty sản xuất Pentaxim là công ty Pháp nhưng vẫn làm ở Canada đó bạn. Điều này khá phổ biến ở các tập đòan dược đa quốc gia. Còn lý do tại sao lại như thế thì sẽ lại là một câu chuyện dài khác.

      Xóa
  11. Không biết Dr. M có biết ở VN tuyên bố mỗi ngày, xin nhắc lại MỖI NGÀY ở VN có đến 70 trẻ tử vong *không rõ nguyên nhân* hay không? Mỗi ngày có đến 70 trẻ tử vong không rõ nguyên nhân thì chuyện trẻ sau khi tiêm Quivaxem chết "không phải do Quivaxem" cũng chẳng có gì làm lạ!?

    https://www.facebook.com/botruongytetuchuc/videos/752001154945534/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngay ở Mỹ là nước có thể nói có nền y khoa hiện đại nhất hiện giờ mà mỗi năm vẫn có hơn 2000 trẻ em chết không lý do (SIDS) đó bạn. Nhưng như thế không có nghĩa là mạng sống của bất kỳ bé nào là ít quan trọng hơn cả! Mọi nỗ lực là để giảm thiểu tỷ lệ tử vong này.

      Xóa
    2. Ở Việt Nam nếu tính theo tỷ lệ dân số thì con số trẻ em chết không rõ lý do cao gấp 30 lần!

      Xóa
    3. Ở Mỹ là 2,300/năm (365 ngày) = 6 trẻ tử vong/ngày. Ở VN là 70 trẻ tử vong/ngày, như thế VN chỉ nhiều hơn Mỹ gấp khoảng 12 lần thôi bạn ạ!

      Còn GDP/người năm 2015 của Mỹ là khoảng $55,000/năm, và của VN là $2,100/năm, thua Mỹ 26 lần. Khi nào VN có GDP bằng Mỹ thì chắc tỷ lệ tử vong của trẻ mà không lý do hy vọng sẽ thấp hơn Mỹ luôn :)

      Xóa
  12. Còn về mức độ đáng tin cậy của các nghiên cứu y khoa, nhất là của các nhà sản xuất và bên có lợi ích liên quan (như Bộ Y Tế VN) thì có thể tham khảo các tài liệu sau:
    "In conclusion, reporting bias is a widespread phenomenon in the medical literature. Mandatory prospective registration of trials and public access to study data via results databases need to be introduced on a worldwide scale. This will allow for an independent review of research data, help fulfil ethical obligations towards patients, and ensure a basis for fully-informed decision making in the health care system."

    http://www.trialsjournal.com/content/11/1/37
    http://www.bbc.com/news/health-27543867

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay là xem video này:
      https://www.ted.com/talks/ben_goldacre_what_doctors_don_t_know_about_the_drugs_they_prescribe?language=en

      Xóa
    2. Vâng ạ! Việc này mình biết và nó không phải là chuyện hiếm trong ngành công nghiệp dược phẩm. Tiền bạc có thể mua được những con số. Điều đó là có xảy ra. Nhưng ai có khả năng chứng minh khi nào nó thực sự xảy ra và khi nào nó không thực sự xảy ra hả bạn? :) còn bằng chứng đời thực thì khó làm giả dối được. Thế giới này rõ ràng đã tốt hơn rất nhiều từ khi có vắc xin bạn ạ!

      Xóa
    3. Dr.M cho mình hỏi tiêm mũi thứ 4 là mũi tiêm 5trong 1 hay là mũi 3trong 1. Ở trạm y tế mình thấy trẻ đc 18th thì tiêm nhắc lại mũi 3trong1 chứ k thấy nói mũi 5tr1

      Xóa
    4. Bạn nên tiêm mũi 5 trong 1 nhé bạn! Còn nếu đã tiêm 3 trong 1 rồi thì có thể bổ sung thêm những bệnh còn thiếu bằng mũi tiêm đơn lẻ nha bạn!

      Xóa
  13. Vì có nhiều nơi bắt đầu đăng trích bài này với tiêu đề "Quinvaxem tốt hơn Pentaxem" cho nên mình muốn khẳng định lại 2 điều này (và mong Dr. M xác nhận hoặc phản bác):
    - Các dẫn chứng mà Dr. M đưa ra chỉ nói rằng miễn dịch cho bệnh ho gà tạo bởi Quinvaxem có thể bền vững hơn miễn dịch do Pentaxem chứ không khẳng định tác dụng của các miễn dịch khác. Vấn đề ở đây là vac-xin 5 - trong - 1 chứ không phải chỉ mỗi bệnh ho gà. Như vậy không thể nói Quinvaxem tốt hơn Pentaxem.
    - Pentaxem ít tác dụng phụ hơn Quinvaxem, tức là an toàn hơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình không bàn đến những bệnh khác ngoài ho gà trong vắc xin 5 trong 1 vì Q và P chỉ khác nhau chính là ở thành phần bệnh ho gà thôi bạn ạ! Và như mình đã nói trong bài viết là: Q tạo miễn dịch tốt hơn cho bệnh ho gà, còn P thì tác dụng phụ nhẹ hơn và ít hơn. Mình không nói là Q tốt hơn P nhé! :)

      Xóa
    2. ...và mình cũng không nói là P tốt hơn Q. Điều này tuỳ cha mẹ các bé quyết định ;)

      Xóa
  14. Dr. M. Cho tôi hỏi, nếu không tiêm đủ 3,4 mũi (chẳng hạn tiêm được 2 mũi thôi thì dừng vì cảm thấy ko an tâm và tình hình sức khoẻ của trẻ ko đảm bảo) thì có tác dụng miễn dịch gì ko? Hay hoàn toàn ko có tác dụng? Cảm ơn ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có tác dụng miễn dịch bạn ạ! Tuy nhiên, miễn dịch đó mạnh yếu thế nào và bảo vệ bé được bao lâu thì không ai bảo đảm được bạn ơi! Nên để bé tiêm chủng tiếp 2 mũi còn lại thì sẽ bảo đảm miễn dịch lâu dài.

      Xóa
  15. Xin chào Mr. M ạ. Bé nhà e đã đc 15 tháng. Bé chưa tiêm 1 mũi vacxin nào hết. Vì bé cứ bị viêm phế quản dạng hen từ lúc 1 tháng. Liệu có biện pháp nào giúp bé nhà e ko ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trường hợp của bạn thì phải có bác sỹ chẩn đoán trực tiếp và sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp bạn nhé. Nguyên tắc chung khi tiêm vắc xin là bé phải hoàn toàn khoẻ mạnh, nếu bé yếu thì vắc xin có thể làm nguy hại đến tính mạng bé khi kháng thể của bé không đủ khả năng chống chọi vi rút/vi khuẩn lạ.

      Xóa
  16. Chào Dr M, mình băn khoăn tại sao khi phụ huynh ko tin tưởng tiêm Quinvaxem lại ko đc tư vấn tiêm 3in1 và các mũi lẻ?

    Trả lờiXóa
  17. Chào Dr M, mình băn khoăn tại sao khi phụ huynh ko tin tưởng tiêm Quinvaxem lại ko đc tư vấn tiêm 3in1 và các mũi lẻ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng không rõ tại sao bạn ạ! Và việc tiêm mũi lẻ cũng không tránh được việc dị ứng vaccine bạn ạ!

      Xóa
    2. Bạn ơi.con mình cũng tiêm 2 mũi Q vã 1 mũi 3in1 và vài mũi lẻ tách ra khác. Và mình nhận thấy. Tiêm Q còn an toàn hơn tiêm 3in1 đấy. Con mình tiêm 3in1 mà sốt với quấy 2 ngày 2 đêm. Phát hoảng đi bvien. Còn tiêm Q thì chỉ sốt nửa ngày là thôi. Nên ý kiến cá nhân mình thấy Q còn tốt hơn và an toàn hơn cái 3in1 của Vn gây ra phản ứng phụ đáng sợ hơn Q ấy.

      Xóa
    3. Bạn ơi.con mình cũng tiêm 2 mũi Q vã 1 mũi 3in1 và vài mũi lẻ tách ra khác. Và mình nhận thấy. Tiêm Q còn an toàn hơn tiêm 3in1 đấy. Con mình tiêm 3in1 mà sốt với quấy 2 ngày 2 đêm. Phát hoảng đi bvien. Còn tiêm Q thì chỉ sốt nửa ngày là thôi. Nên ý kiến cá nhân mình thấy Q còn tốt hơn và an toàn hơn cái 3in1 của Vn gây ra phản ứng phụ đáng sợ hơn Q ấy.

      Xóa
  18. Cho mình hỏi, giai đoạn trc 2010 VN chưa có Q thì mình tiêm lẻ các mũi ra hả? Ý mình là cái thời mà tụi mình còn nhỏ ý?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chương trình TCMR bắt đầu ở Việt Nam từ năm 1981, với tiêm chủng chống lại 6 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, lao, và sởi. Và đúng như bạn nói khi đó tiêm mũi rời, tiếp đó là tiêm mũi 3 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà), và giờ là 5 trong 1, 6 trong 1, và có thể là 7 trong 1 trong tương lai gần.

      Xóa
  19. Cảm ơn Dr.M đã chia sẻ. Bé được 18 tháng, đã chích 3 mũi P theo đúng lịch trình trước đó. Tuy nhiên hiện tại không còn thuốc P để nhắc lại. Thế mình cho bé tiêm lần 4 bằng thuốc Q (TCMR) được không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được bạn ơi! Chú ý là mũi thứ 4 nên tiêm sau 1 tuổi, và cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng nha bạn!

      Xóa
  20. Cho mình hỏi 3 mũi đầu được tiêm miễn phí tại các cơ sở y tế địa phương nhưng không thấy họ nhắc phải tiêm mũi thứ 4, vậy nếu tiêm mũi thứ 4 mình phải cho bé đi tiêm dịch vụ hả bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình không rõ lắm về việc các y tế phường xã ở Việt Nam hoạt động thế nào, nhưng bạn có thể đem bé đến viện Pasteur ở TP HCM để chích mũi thứ 4 nhé!

      Xóa
  21. Chào Dr.M. Bé nhà em được hơn 1M. Bé đã tiêm 1 mũi viêm gan B lúc mới sinh. Vậy nếu như tiếp theo em cho bé tiêm Q thì có cần tiêm mũi viêm gan B nữa không? Thay vì tiêm Q thì có nên tiêm mũi rời ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu như thế thì không cần tiêm mũi viêm gan B nữa nhé bạn! Còn việc bạn chọn tiêm Q hay mũi rời thì chỉ có bạn quyết định được thôi :)

      Xóa
  22. Chào Dr.M bé nhà e đã tiêm 3 mũi 6in1,hiện tại bé đã 31m giờ còn tiêm đc mũi nhắc lại thứ 4 k ạ,còn nếu k tiêm mũi thứ 4 thì giờ nên tiêm mũi nào để bảo vệ tốt nhất cho bé.tks Dr.M

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được bạn ạ! Bạn có thể tiêm 6 trong 1 hoặc tiêm 5 trong 1 cộng với 1 mũi lẻ nhé!

      Xóa
  23. Chao Dr.M bé nhà mình đã tiêm 3 mũi 5in 1 ở phường, mỗi lần tiêm cháu đều sốt gần 39 độ. hiện nay con được 18m. mình có hỏi nv trạm y tế con mình có cần tiêm nhắc mũi 4 nua k thì bảo đủ 3 liều rồi k cần nữa. vậy cho mình hỏi bé nhà mình có cần phải tiêm mũi 4 k? mà dạo này mình nghe nhiều thông tin từ dư luận nên rất hoang mang, nếu như mình k cho con tiêm mũi 4 thì 3 mũi kia có tác dụng nữa k? và nếu 3 mũi kia cháu có sốt trong vòng 2 ngày là hết thì liệu tiêm mũi 4 có khả năng bị sốc phản vệ thuốc hoặc gặp phải biến chứng j khác k ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở VN thì đa phần chỉ tiêm 3 mũi thôi. Tuy nhiên, trong phần chỉ định của Q hay P đều ghi rõ là nên tiêm mũi thứ 4 sau 1 tuổi. Con bạn đã tiêm 3 mũi rồi thì khả năng sốc phản vệ cũng sẽ thấp hơn, nhưng cũng không phải là không có. Ngoài ra khi bé tiêm 3 mũi thì cũng đã có kháng thể chống bệnh rồi, nhưng đương nhiên không khoẻ bằng khi tiêm 4 mũi. Do đó, việc này bạn nên tự quyết định vì chỉ có mẹ là hiểu con nhất :)

      Xóa
  24. Có căn cứ khoa học để chứng minh điều bạn nói không. bạn lấy nguồn từ đâu???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả điều mình nói đều dựa trên những thông tin khoa học từ các nguồn chính thống. Bạn có thể tự google để kiểm tra nguồn nhé!

      Xóa
  25. Mình không ũng hộ hay bác bỏ, nhưng nguyên tắc sai sót là không thể tha thứ hay phản biện vì nó liên quan đến sinh mạng con người. Dù thuốc đó như thế nào miễn có bé tử vong đều phải xem xét lại. Sự nghi ngại là đúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế! Mình không hề tha thứ hay phản biện cho thuốc nào ở đây cả nhé :) và bạn nên lưu ý rằng cả Q và P đều đã gây chết người.

      Xóa
  26. Xin chào Dr. Bé nhà em hiện tại 33t, trước 1 tuổi bé đã tiêm đủ 3 mũi. Bs có hẹn 24t thì tiêm lại mũi tiếp theo. Nhưng thời gian đó bé nhà em cứ ho và sổ mũi liên miên, nên em không thể cho đi tiêm. Và bé quá thời gian tiêm, em có đến hỏi bsy thì bs có nói mũi đó không quan trọng lắm, ko tiêm cũng được. Vậy liệu bsy nói thế có đúng không ạ, và con em đã quá mũi thứ 4 thì có tiêm tiếp được không ạ? Em cảm ơn bác sỹ.

    Trả lờiXóa
  27. Xin chào Dr. Bé nhà em hiện tại 33t, trước 1 tuổi bé đã tiêm đủ 3 mũi. Bs có hẹn 24t thì tiêm lại mũi tiếp theo. Nhưng thời gian đó bé nhà em cứ ho và sổ mũi liên miên, nên em không thể cho đi tiêm. Và bé quá thời gian tiêm, em có đến hỏi bsy thì bs có nói mũi đó không quan trọng lắm, ko tiêm cũng được. Vậy liệu bsy nói thế có đúng không ạ, và con em đã quá mũi thứ 4 thì có tiêm tiếp được không ạ? Em cảm ơn bác sỹ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ bé tiêm mũi thứ 4 vẫn được bạn nhé! Và nên tiêm nhé bạn!

      Xóa
    2. Dạ, em cảm ơn bác sỹ ạ.

      Xóa
  28. Dr.M ơi làm ơn cho e hỏi chút ah. Con e ngày trước bé đc 2 tháng thì đc tiêm 1 mũi 5 in 1. Và rồi từ đấy ko có thuốc và lúc thì con nhà e bị sổ mũi. Đến lúc hơn 1tuoi có thuốc rùi thì ở trạm y tế họ bảo quá tuổi tiêm rồi. Và bjo bé gần đc 3 tuổi liệu có tiêm đc nữa ko ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ bạn tiêm tiếp mũi thứ 2 và 3 cho bé, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Rồi chờ 6 tháng sau mũi thứ 3 để tiêm mũi thứ 4 nhé!

      Xóa
  29. Chào Dr.M
    Cảm ơn Dr đã chia sẻ. Đọc xong em thấy yên tân và bớt hoang mang. Dr cho em hỏi.
    Con em tiêm 1 mũi 5in1 ở ý tế Phường lúc 2 tháng. Giờ bé 5 tháng nhưng chưa tiêm lại mũi 2 vì sợ Q như đã đồn thổi. Vậy giờ em cho bé tiếp tục tiêm 5in1 nũi 2 và 3 tiếp vẫn đc chứ ạ? Có phải 3 mũi 5in1 phải bắt buộc tiêm trc 1 tuổi ko ạ?

    Trả lờiXóa
  30. Chào Dr.M
    Cảm ơn Dr đã chia sẻ. Đọc xong em thấy yên tân và bớt hoang mang. Dr cho em hỏi.
    Con em tiêm 1 mũi 5in1 ở ý tế Phường lúc 2 tháng. Giờ bé 5 tháng nhưng chưa tiêm lại mũi 2 vì sợ Q như đã đồn thổi. Vậy giờ em cho bé tiếp tục tiêm 5in1 nũi 2 và 3 tiếp vẫn đc chứ ạ? Có phải 3 mũi 5in1 phải bắt buộc tiêm trc 1 tuổi ko ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ược em ơi! Em tiêm mũi 2 và mũi 3 cho bé liền đi nhé, 2 mũi cách nhau 1 tháng nhé em! Mũi thứ 4 tiêm sau khi bé 1 tuổi và phải cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng nhé!

      Xóa
  31. Được em ơi! Em tiêm mũi 2 và mũi 3 cho bé liền đi nhé, 2 mũi cách nhau 1 tháng nhé em! Mũi thứ 4 tiêm sau khi bé 1 tuổi và phải cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng nhé!

    Trả lờiXóa
  32. Hi Dr. M! Con mình 16 tháng tuổi, bị tim bẩm sinh, đến nay vẫn chưa được tiêm mũi nào vì cơ sở y tế ở quê họ ko tiêm, lên thành phố họ cũng ko tiêm. Họ bảo con mình bị bệnh như thế thì ko được tiêm. Mình đọc bài của bạn mà thấy lo quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và ko biết ở đâu thì người ta mới tiêm được cho con mình?

      Xóa
    2. Mình chia sẻ với nỗi khổ của bạn. Vì bé bị bệnh tim bẩm sinh nên bạn nên đem bé đến bệnh viện và hỏi bác sỹ chuyên môn về tim và bác sỹ chuyên môn về tiêm chủng. Phải có sự chẩn đoán trực tiếp của cả 2 bác sỹ chuyên môn của cả 2 ngành thì mới đưa ra kết luận tốt nhất cho bé được. Vì trong trường hợp bé không khoẻ trong người thì cũng không nên tiêm ạ.

      Xóa
  33. Bác sĩ tim thì bảo tiêm phòng như trẻ bình thường bạn ạ. Còn bác sĩ về chuyên môn tiêm chủng thì bảo theo nguyên tắc là không được tiêm. Nên mình chẳng biết thế nào, chỉ lo con ốm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đến viện Pasteur và bệnh viện Từ Dũ ở TP - HCM xem có tiêm được không nhé!

      Xóa
  34. Cảm ơn vì bài viết và blog của bạn. Trong bài viết có đoạn viết về tỷ lệ tử vong do các bệnh, cách tính tỷ lệ đối với Quinvaxem theo mình là cần xem lại: 15/1.600.000, số liệu này áp dụng cho 2013. Số 1.600.000 là gì? Nếu cùng mẫu số đó thì tổng cho các bệnh khác với 2% đến12% là số rất lớn, thật khó tin là có số trẻ lớn như vậy chết trong một năm.

    Dù sao thì số liệu đó không ảnh hưởng nhiều lắm đến chất lượng bài viết. Theo mình thì Bộ Y tế ngoài việc công bố những thông tin có cơ sở như thế này cần bổ sung thông tin dạng bản đồ về nơi xảy ra việc trẻ chết sau khi tiêm Quinvaxem, các điều kiện ngoại vi có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin, tình trạng vắc xin được bảo quản của cả lô được chuyển về và hộp được đưa ra sử dụng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1,600,000 là tổng số trẻ tiêm Quinvaxem vào năm 2013 nhé bạn! Do đó nó không là mẫu số chung cho những số ở trên được, vì không phải tất cả trẻ em ở Việt Nam đều tiêm Quinvaxem. Còn các số ở trên thì mẫu số giống nhau, và là tổng số trẻ tử vong ở Việt Nam năm 2013 nhé bạn. So sánh ở đây là tương đối thôi vì đúng như bạn chỉ ra là mẫu số khác nhau.

      Xóa
  35. chào bs! con m đã tiêm 2 mũi Q, mỗi lần đều sốt nửa ngày, hôm sau thì chơi bình thường. cho m hỏi là mũi 3 và 4 có phản ứng phụ như thế ko? có nghĩa là 4 mũi Q sẽ phản ứng phụ giống nhau đối với mỗi trẻ phải ko? hay mức độ phản ứng phụ thuộc vào điều j? m cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi mũi sẽ có phản ứng phụ độc lập! Nghĩa là mũi 3 và 4 sẽ có thể có phản ứng phụ tương tự như mũi 1 và 2 hoặc không. Mức độ phản ứng phụ phụ thuộc vào tình hình thể trạng của bé khi tiêm thuốc và mọi điều kiện ngoại cảnh có khả năng tác động lên bé khi đó nhé bạn!

      Xóa
  36. Nhiều lúc ở VN hay hùa theo đám đông, tâm lý đám đông, thấy cứ trên 2 người nói cùng 1 vấn đề là cho rằng đó là đám đông và cũng hùa theo thành 1 làn sóng. Vấn đề là đôi lúc ko biết cân nhắc giữa cái đúng cái sai, cái lợi cái hại, cái nên cái không nên. Bài học sợ ko cho con tiêm chủng mở rộng trong dịch sởi vừa qua đã có mà sao chả ai nhớ, cứ rùm beng nào là sốc phản vệ, nào là kém chất lượng, nào là bên nước bán người ta không dùng nữa. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thông tin mù mịt, mặt trái của xã hội internet là chả kiểm chứng được cái nào đúng, cái nào sai, vì Cơ quan xác minh là đúng hay sai (ở đây là Bộ Y tế) thì hình như ko được người dân tin tưởng nữa (đau nhất là ở chỗ này)...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là điều đau đầu và đáng buồn bạn ạ...chỉ tội cho các bậc cha mẹ phải khổ sở vì không biết tin vào đâu.

      Xóa
  37. Cho mình hỏi bé tiêm 3 mũi infarix 6in1 rồi, còn mũi 4 nữa thì tiêm P hay Q đều được phải không? Và cho mình xin thêm thông tin về infarix 1 chút, vì mình muốn cho bé tiêm tiếp mũi 4 infarix luôn cho đồng bộ, liệu có tốt hơn hay không vì infarix gồm viêm gan B luôn, mà theo lịch chủng ngừa VGB cũng chích nhắc đến mũi thứ 6. Nếu chích infarĩx tiếp thì mình hoàn thành đủ hết các mũi tiêm luôn cho cả VGB. Mong nhận được thêm thông tin cụ thể về infarix

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi bạn ạ! Mũi thứ 4 này bạn có thể tiêm Infanrix Hexa, Q, hay P đều được. Infanrix Hexa là vắc xin 6 trong 1, chống lại bệnh ho gà, uốn ván, yết hầu, bại liệt, nhiễm khuẩn Hib, và viêm gan siêu vi B. Nên nếu bạn cho bé tiêm infanrix hexa thì không cần tiêm mũi viêm gan siêu vi B rời nữa nhé!

      Xóa
  38. bác ơi, vậy cho e hỏi
    Trước khi cho bé đi chích ngừa thì mình không nên cho bé ăn những loại thức ăn nào? để tránh được trường hợp sốc phản vệ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này thì không có gì quyết định khi nào sốc khi nào không bạn ơi! Miễn sao khi đi chích ngừa thì bé phải hoàn toàn khoẻ mạnh là được nhé!

      Xóa
    2. dạ, cám ơn bác nhiều
      bác cho em hỏi 1 vấn đề nữa ạ
      là con e 4 ngày nữa là tròn 7m
      mà con em mới chích ngừa cúm đầu tiên hôm 27/12/2015. vậy 5/1/2016 này em cho con e chích mũi thứ 3 pentaxim thì liệu có sao k bác? (2 mũi đầu là con e chích quinvaxem mà do thấy con sốt bỏ bú nên e không đành lòng nữa, giờ VN đã về pentaxim nên e muốn mũi 3 chích pentaxim cho con khỏi sốt)
      Và e nghe nhiều trường hợp con của mấy người bạn là có bé chích pentaxim về vẫn sốt là sao vậy bác?

      Xóa
    3. Để an toàn thì bạn nên chờ 1 tháng nữa, đến 27/1/2015 mới chích mũi pentaxim nhé!
      Còn chuyện chích vaccine về bị sốt là bình thường bạn ạ. Mỗi bé phản ứng với mỗi loại vaccine mỗi khác. Không phải cứ là quinvaxem thì sẽ sốt mà cứ pentaxim là không sốt đâu nhé bạn!

      Xóa
    4. dạ, e chân thành cám ơn bác nhiều.
      mà giờ khó khăn lắm e mới đặt được thuốc 5/1/2016 chích cho bé, tháng sau không biết còn để chích k? vì ở VN thuốc về mà phải đăng ký lên tổng đài 1080 lấy số hẹn giờ thì các điểm bệnh viện mới chịu chích đó bác. thật là lo lắng quá bác à

      Xóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin