Chuyển đến nội dung chính

Điện Thoại Thông Minh Có Tốt Cho Bé?



Ở thời điểm mà nhà nhà dùng điện thoại thông minh (smartphone), ipad, máy tính bảng, v...v... thì việc ba mẹ đưa con chơi điện thoại là điều khá phổ biến. Thậm chí các bé từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu chạm đến các thể loại iphone, ipad rồi. Phần lớn cha mẹ cho bé xem hoặc cầm điện thoại là để bé bớt quấy, hoặc để bé bận rộn với các trò chơi hay video từ điện thoại mà để yên cho ba mẹ làm việc, hoặc để đưa các bé vào giấc ngủ nhanh hơn.

Chính mắt mình cũng chứng kiến bạn  mình sắm hẳn cho con một cái ipad riêng để cu cậu muốn dùng gì thì dùng. Hay có bạn thì cứ mỗi lần con ăn cơm thì phải để điện thoại cho bé cầm lướt youtube thì bé mới chịu ăn. Vậy điều này có gây hại gì cho bé không? 

1. Vi khuẩn có hại

Chưa nói đến chuyện việc nhìn màn hình điện thoại có tốt cho bé hay không, nhưng việc đầu tiên các ông bố bà mẹ nên để ý đó là tránh để bé gặm điện thoại, hoặc cầm điện thoại rồi cầm vào đồ ăn.

Đa số điện thoại đều chứa nhiều vi khuẩn do bạn quăng quật nó khắp nơi khắp chỗ, và cầm đến nó liên tục mà hiếm khi chùi rửa nó. Đặc biệt là một số không nhỏ điện thoại còn mang trên mình vi khuẩn E.Coli - một loại vi khuẩn có trong phân và chất thải, có khả năng gây tiêu chảy, đau bụng, ói mửa, và có thể gây nguy hiểm tính mạng cho các bé dưới 1 tuổi.

Nếu bạn xem chừng không tránh được việc để bé gặm hay cầm điện thoại thường xuyên thì bạn nên thường xuyên lau chùi điện thoại bằng cồn 70% thì sẽ giúp bé tránh được các loại vi khuẩn có hại cho bé. 

2. Tương tác giữa bé và cha mẹ

Trong quá trình lớn lên của bé, việc tương tác giữa bé và cha mẹ là rất quan trọng trong việc hình thành tư duy và nhân cách của bé. Do đó, bạn nên thường xuyên chơi với bé, đừng dùng điện thoại thông minh để thay thế bạn chơi với bé. 

Đừng bao giờ để bé chơi với điện thoại suốt mà quên đọc sách và hát cho bé nghe, hoặc chơi các trò chơi có tính tương tác cao với bé như chơi ô chữ, chơi vẽ, chơi làm bánh, chơi đồ hàng, v...v... nhé! Đặc biệt là việc cha mẹ đọc sách mỗi ngày cho bé nghe từ khi mang thai sẽ giúp bé phát triển nhận thức rất tốt và được Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) khẳng định như một chuẩn mực quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ vào tháng 8/2014 vừa qua. 

Cách hiệu quả nhất để cả bé và cha mẹ không quên dành thời gian cho nhau đó là chính bạn cũng cần làm gương cho bé bằng cách giảm bớt thời gian trên điện thoại, ti vi, máy tính, v...v... để dành thời gian đó chơi với con. Đặc biệt các buổi đi chơi ngoài trời sẽ giúp cả gia đình gắn kết với thiên nhiên và với nhau tốt hơn nhiều, và cũng là cơ hội để bạn dạy bé về thế giới thật thay vì để bé nhìn thế giới ảo qua màn hình đấy. 

3. Kiểm soát nội dung

Hiện tại, theo một cuộc nghiên cứu gần đây ở Mỹ thì đa số các gia đình để bé xem điện thoại mà không hề trông chừng bé! Chính mắt mình cũng giật mình khi thấy thằng cháu 3 tuổi ở nhà xem youtube những đoạn phim người lớn đánh nhau khi mẹ nó không để ý. Trẻ con đơn giản chỉ là tò mò, và khi không ai ngăn cấm sự tò mò đó thì bé cứ thoải mái mà khám phá thôi.

Thế nên nếu bạn cho bé dùng điện thoại, máy tính, hay máy tính bảng, thì bạn nên kiểm tra nội dung bé xem.   Youtube hiện giờ đã có phiên bản Youtube Kids. Bạn nên cài đặt ứng dụng đó cho con bạn thay vì để bé xem nội dung tự do. 

Ngoài ra, bạn cũng nên cài đặt cho bé các ứng dụng có tính giáo dục cao thay vì những ứng dụng có tính bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi của bé. 

4. Giới hạn sử dụng 

Theo khuyến cáo cũ của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, thì các bé dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với các thể loại màn hình máy móc bao gồm ti vi, máy tính, v...v...và sau đó thì chỉ nên cho bé ngồi trước màn hình không quá 2 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, khuyến cáo này có thể sẽ không còn phù hợp với thời đại màn hình ở khắp mọi nơi như bây giờ nữa. 

Thật vậy, việc các bé sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng từ nhỏ với mức độ chóng mặt đã khiến các nhà khoa học không nghiên cứu kịp để có thể đưa ra những khuyến cáo phù hợp cho sự phát triển về tâm lý và thể lý của các bé. Nên để cẩn thận thì các bậc cha mẹ nên hạn chế tối đa thời gian để các bé trước màn hình. 

Một cách hiệu quả là cha mẹ có thể đặt ra quy định những nơi tuyệt đối cả nhà không được đụng đến màn hình như là bàn ăn, phòng ngủ, và phòng khách chung. Hoặc đưa ra những khung giờ tuyệt đối cả nhà không được sử dụng điện thoại như 1 tiếng trước khi đi ngủ. Chỉ cần bạn làm gương thì bé sẽ nghe theo ngay thôi mà! ;)

5. Sóng điện thoại 

Có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này do các nghiên cứu về sóng điện thoại và tác hại của nó trên con người chưa đủ sâu và đủ rộng. Hiện tại đang có hai nhóm nghiên cứu lớn về vấn đề sóng điện thoại và ung thư não, một nhóm ở Châu Âu nghiên cứu trên người lớn và một nhóm quốc tế nghiên cứu trên trẻ con và thiếu niên. Hy vọng sẽ có kết quả nghiên cứu trong năm tới. 

Tuy nhiên, Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (World Health Organization) đã xếp sóng điện thoại vào diện "có thể gây ung thư" loại 2B, đứng sau loại 1 và 2A. Nên để bảo đảm sự an toàn tối đa cho bé, nếu các bạn có cho bé chơi với máy thì nên để chế độ máy bay (airplane mode), và nếu cần thì chỉ bật sóng wi-fi lên thôi nhé! 

Tóm lại, đến thời điểm hiện tại, tuy chưa có dẫn chứng khoa học nào cụ thể chứng minh tác hại của điện thoại thông minh, nhưng khả năng có hại của nó là không thể chối cãi. Và mình chọn cách tắt sóng điện thoại khi ở gần con. Bạn thì sao? :)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin