Chuyển đến nội dung chính

Khoa Học Về Những Giấc Mơ


1. Giả thuyết về những giấc mơ

Từ nhiều thế kỷ qua, con người đã luôn cố gắng tìm cách giải thích những giấc mơ. Các nghiên cứu về giấc mơ đưa đến 2 giả thuyết trái ngược nhau. Giả thuyết thứ 1 tin rằng giấc mơ là một hoạt động tâm lý không thể thiếu của con người. Trong khi đó giả thuyết thứ hai cho rằng giấc mơ chỉ đơn thuần là kết quả của những kích thích thể lý.

Người đi đầu về giả thuyết thứ 1 của những giấc mơ là tiến sỹ Sigmund Freud. Theo ông, giấc mơ là lối thoát cho những ham muốn mà con người không thể tự do biểu đạt trong bối cảnh xã hội. Nối tiếp Freud trong giả thuyết thứ nhất này là Carl Jung. Ông cho rằng giấc mơ phản ánh tâm thức của con người và giúp họ giải quyết những khúc mắc cá nhân.


Hai nhà khoa học Allan Hobson và Robert McCarley là những đại diện cho giả thuyết thứ hai. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy giấc mơ là kết quả của những xung lực điện phát ra từ não, kéo theo những hình ảnh quá khứ đã được lưu trữ trong trí nhớ trước đó. Những hình ảnh này là bất kỳ và chính phần còn thức của não bộ là tác giả của những "câu chuyện" nối kết những hình ảnh đó. Lý do của hiện tượng này chỉ đơn giản là vì não bộ luôn muốn sắp xếp những gì nó đã trải nghiệm theo một trật tự có nghĩa.


2. Giấc mơ và não bộ

Khi ngủ, con người ta trải qua 5 giai đoạn:

1. Ngủ nhẹ và rất dễ bị đánh thức.


2. Ngủ sâu hơn.


3 & 4. Ngủ say. Hoạt động của não bộ chậm lại từ từ qua từng giai đoạn để đến giai đoạn ngủ say, thì não bộ chỉ bao gồm sóng não thấp nhất.


5. Khoảng chừng 90 phút sau khi ngủ và sau giai đoạn 4 thì bắt đầu giai đoạn 5, gọi là "REM" (Rapid Eye Movement - tạm dịch là "giai đoạn chuyển động nhanh của mắt").


Trong giai đoạn REM, nhịp tim và hơi thở nhanh hơn bình thường, huyết áp máu tăng, khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể giảm đi đáng kể, và hoạt động của não bộ tăng cao tương đương với khi thức hoặc có thể cao hơn. Tuy nhiên, tất cả những phần khác của cơ thể thì hoàn toàn tê liệt cho tới khi giai đoạn REM kết thúc.


REM cũng là lúc mà phần lớn những giấc mơ xảy ra, vì thế nên lý do mà cơ thể hoàn toàn tê liệt trong giai đoạn này cũng là một cách của tự nhiên để tránh trường hợp con người ta trực tiếp thể hiện những hành động khi mơ cùng lúc với giấc mơ. Nếu bạn bị mắc chứng rối loạn REM, thì trong giai đoạn này, bạn sẽ không bị tê liệt và sẽ “sống” giấc mơ của mình như nó đang diễn ra. Điều này rất nguy hiểm vì khi đó bạn không có ý thức để kiểm soát được hành động của mình.


Trung bình mỗi đêm ngủ, con người ta sẽ trải qua 5 giai đoạn kể trên 4-5 lần. Cứ sau mỗi chu kỳ thì giai đoạn REM tăng dần và giai đoạn ngủ say (3 & 4) giảm dần. Cho đến gần về sáng thì chỉ còn lại giai đoạn 1, 2 và 5. Giai đoạn ngủ say mất hẳn.


Có nhiều tranh cãi xoay quanh vai trò và tầm quan trọng của giai đoạn REM - giai đoạn được xem là giai đoạn “tái hiện hiện thực” và “tổng hợp thông tin” của não bộ. Một giả thuyết về REM cho rằng nó giúp cho não bộ củng cố và cân bằng hóa bộ nhớ, đồng thời loại bỏ những tương tác bất thường của mạng lưới não bộ. Ngoài ra REM còn giúp chúng ta tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu khi tỉnh để chuẩn bị sẵn cho việc giải quyết vấn đề khi cần.



3. Một vài thông tin thú vị về giấc mơ

- Đa số giấc mơ kéo dài từ 5 đến 20 phút.

- Giấc mơ có màu sắc, không chỉ là trắng đen như người ta từng nghĩ.


- Mỗi đêm con người ta mơ nhiều lần, chỉ có điều họ không nhớ mà thôi. Trung bình con người dành 6 năm trong đời cho những giấc mơ.


- Đối với những người mù bẩm sinh, giấc mơ của họ được tạo nên từ những giác quan khác (xúc giác, khứu giác, thính giác).


- Khi ngáy, con người ta không hề mơ!


- Voi (và một số động vật khác) ngủ đứng trong giai đoạn 1, 2, 3, và 4 nhưng nằm xuống khi vào giai đoạn REM.


- Khi bị thiếu ngủ, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái REM nhanh hơn bình thường.


- Giai đoạn REM sẽ ngắn dần khi tuổi tác tăng lên. 


5. Làm sao để nhớ những giấc mơ?

Chỉ 5 phút sau khi mơ là con người ta đã quên hết 50% nội dung giấc mơ đó, 10 phút sau đó con số sẽ là 90%. Vì sao lại có thể quên nhanh như thế?


Theo tiến sỹ Freud, con người quên giấc mơ nhanh là vì giấc mơ chất chứa những suy nghĩ bị đè nén và những mong ước thầm kín của họ nên họ cũng chẳng muốn nhớ những giấc mơ làm gì cả. Còn theo Strumpell, một nhà nghiên cứu giấc mơ khác, thì đưa ra một số nguyên nhân khác. Ông cho rằng khi mới ngủ dậy con người ta dễ quên nhiều thứ, nhất là những cảm giác thể lý. Hơn nữa, những hình ảnh trong mơ thường mơ hồ nên lại càng dễ quên hơn. Một dẫn giải khác cho hiện tượng này là vì con người học và nhớ một điều gì đó bằng "liên tưởng" và "lặp lại." Trong khi đó mỗi giấc mơ thường là duy nhất, nhập nhằng, và gần như không lặp lại nên khó nhớ là chuyện dễ hiểu.


Nếu vì một lý do nào đó mà bạn muốn nhớ giấc mơ của mình thì sau đây là một vài cách:


- Khi đi ngủ, hãy tự nói với bản thân là bạn sẽ nhớ giấc mơ của mình.


- Vặn đồng hồ báo thức đổ cứ sau mỗi tiếng rưỡi để bạn sẽ thức giấc ngay sau giai đoạn REM, cũng là lúc mà bạn sẽ nhớ giấc mơ của mình rõ ràng nhất.


- Để sẵn giấy và viết bên giường ngủ để khi thức giấc bạn có thể ghi chép lại giấc mơ của mình.


- Khi tỉnh dậy, hãy tỉnh dậy từ từ để giữ lại được trạng trái đầu óc khi trong mơ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin