Chuyển đến nội dung chính

Có Nên Để Thức Ăn Quá Lâu Trong Tủ Lạnh?



1. Dự trữ thực phẩm trong muối, đường, dấm và ở nhiệt độ thấp

Khi thế giới chưa có sự hiện hữu của tủ lạnh, con người đã biết cách dự trữ thức ăn lúc dư thừa để dành cho những lúc thiếu đói do thời tiết khắc nghiệt, hay nghịch cảnh. Những cách phổ biến để giữ thức ăn lâu là ngâm muối hay ngâm đường hoặc dấm. Khi đó, theo nguyên tắc thẩm thấu, vì môi trường ở ngoài cơ thể vi khuẩn quá mặn, quá ngọt hoặc quá chua sẽ khiến nước trong cơ thể vi khuẩn bị rút ra ngoài. Do đó, vi khuẩn có thể sẽ bị vỡ chết, hoặc đi vào trạng thái không hoạt động. Do đó, thực phẩm ngâm muối, đường, hoặc dấm sẽ để được rất lâu. 

Ngoài ra, con người cũng khám phá ra rằng khi thức ăn để trong nhiệt độ thấp thì cũng sẽ để được lâu hơn. Do đó, khi xưa, ông bà ta muốn bảo quản thức ăn gì lâu thì thường cho vào hũ kín, cột dây, thả xuống giếng. Khi đó, ở nhiệt độ thấp, thức ăn đó sẽ giữ được lâu hơn mà không bị hư hại do vi khuẩn. 

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và khoa học, con người đã biết rằng vi khuẩn hoạt động tốt nhất ở 4-5 độ C đến 60 độ C, và vì thế đã chế tạo ra tủ lạnh, thường là dưới 4 độ C, để tạo ra môi trường hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, thức ăn để trong tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu hơn. 

Tuy nhiên, việc này lại dẫn đến tâm lý tự tin rằng cứ để thức ăn trong tủ lạnh bao lâu cũng được, do đó, tủ lạnh lẫn tủ đông của một số gia đình lúc nào cũng đầy nghẹt thức ăn dự trữ, chưa kể đến việc để những thức ăn đó ngày này qua tháng khác nữa.

2. 4 độ C và (-)18 độ C

Nếu những thực phẩm đã ngâm muối, đường, hoặc dấm được bảo quản trong hũ kín và để trong tủ lạnh ở dưới 4 độ C thì sẽ để được khá lâu. 

Nếu thực phẩm được gói kín và để trong tủ đông (dưới âm 18 độ C hay 0 độ F) thì có thể để lâu hơn. Tuy nhiên, khi đã rã đông một loại thực phẩm nào đó thì không nên để đông lạnh trở lại, vì trong quá trình rã đông, vi khuẩn đã có thể phát triển và ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm rồi. Do đó nên chia thực phẩm thành nhiều phần nhỏ trước khi đông lạnh để tránh trường hợp phải rã đông rồi lại làm đông lạnh trở lại cùng một loại thực phẩm. 

Ngoài hai trường hợp kể trên, phần lớn thực phẩm dù tươi sống hay đã được nấu chín đều không nên để trong tủ lạnh (dưới 4 độ C) quá lâu. Theo nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Kilonzo-Nthenge xuất bản trong tạp chí Bảo Quản Thực Phẩm (Journal of Food Protection) năm 2008, phần lớn tủ lạnh cũng có sự hiện hữu của vi khuẩn, và do đó, khả năng thức ăn để trong tủ lạnh bị nhiễm khuẩn là không nhỏ, đặc biệt là các loại thức ăn lạnh bán sẵn ở các cửa hàng và siêu thị. 

3. Listeria: kẻ giết người thầm lặng

Listeria là loại vi khuẩn đến từ đất, nước, phân động vật và có mặt gần như ở mọi thực phẩm tươi sống và cả ở trong tủ lạnh nhà bạn, thậm chí là tủ đông. Listeria cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm nhất và phổ biến nhất cho con người đến từ thức ăn. Listeria có khả năng gây rối loạn tiêu hoá, khiến bạn có những triệu chứng như người bị cúm, đi kèm ói mửa, tiêu chảy, sốt nóng và nặng hơn thì có thể dẫn đến listeriosis, chứng nhiễm khuẩn Listeria với tỷ lệ tử vong khá cao lên đến 30%. Listeria nguy hiểm nhất đối với phụ nữ có thai, người lớn tuổi, và người miễn dịch yếu (điển hình là người nhiễm HIV). 

Phụ nữ có thai do đó tuyệt đối không nên ăn thức ăn sống (rau sống, thịt sống, cá sống, phô mai chưa tiệt trùng, các loại thịt cá khô chưa được nấu chín), các loại thức ăn lạnh làm sẵn bán ở các tiệm ăn và siêu thị (deli food), thức ăn đã nấu chín nhưng đã để trong tủ lạnh mà chưa được nấu lại mỗi khi ăn, hay trái cây chưa được chà và rửa trong nước sạch. Đây là những loại thực phẩm có khả năng chứa vi khuẩn Listeria cao. Tuy nhiễm khuẩn Listeria thường sẽ không gây nguy hại gì nhiều đến người mẹ nhưng thai nhi có thể bị nguy hiểm đến tính mạng tức thì như sẩy thai, chết thai, sinh non, nhiễm khuẩn khi sinh. 

4. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách

Vì những lý do kể trên, việc bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn, nhất là khi gia đình có người mẹ đang mang thai. Sau đây là một số gợi ý để bạn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả và an toàn nhất:

1. Thường xuyên lau dọn tủ lạnh và rửa dao, thớt, bồn rửa thức ăn kỹ lưỡng. 

2. CHÀ và RỬA rau củ quả dưới vòi nước đang chảy. Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Kilonzo-Nthenge xuất bản trong tạp chí Bảo Quản Thực Phẩm năm 2006, thì đây là cách rửa rau củ quả sạch nhất, tốt hơn cả việc rửa với 5% dấm hay 13% nước chanh, hay nước rửa rau củ quả trên thị trường. 

3. Sau khi rửa thịt cá sống hay chặt thịt cá sống thì cần làm sạch bồn rửa và dao thớt với chất khử trùng để tránh việc rau củ quả ăn sống bị nhiễm khuẩn từ thịt cá. 

4. Thức ăn sống và thức ăn chín cần được để riêng. Thức ăn chín phải để ngăn ở trên thức ăn sống để tránh trường hợp thức ăn sống rơi rớt vào thức ăn chín gây nhiễm khuẩn.

5. Mọi thức ăn trong tủ lạnh hay tủ đông cần được bọc kín hoặc tốt hơn nữa là để trong những hộp đựng thức ăn có nắp đậy kín. Bạn nên chú ý chỉ sử dụng những hộp đựng thức ăn đã được qua kiểm định an toàn cho việc đông lạnh, vì không phải hộp nào cũng an toàn để đựng thức ăn trong tủ lạnh hay tủ đông, nhất là hộp nhựa.

6. Nhìn chung, không nên để thức ăn dù đã nấu chín hay chưa nấu chín quá 3 ngày trong tủ lạnh, kể cả các loại trái cây và rau củ tươi sống. Đối với thức ăn để trong tủ đông thì phần lớn không nên để quá 3 tháng. Tuy nhiên, thời hạn của thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh và tủ đông còn phụ thuộc vào mỗi loại thức ăn và điều kiện bảo quản chúng. Do đó, việc hạn chế tối đa thời gian dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông là điều nên làm.

Nhận xét

  1. Bảo quản thực phẩm với số lượng lớn luôn là một bài toán khó cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Một trong những giải pháp đó là Ứng dụng ozone trong kho trữ lạnh công nghiệp

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin