Chuyển đến nội dung chính

Tại Sao Pentaxim Vẫn Chưa Thay Thế Quinvaxem?


Sau bài viết về "Quinvaxem (Q), Pentaxim (P), hay là không nên tiêm chủng nữa?" thì có một số bạn đã có hỏi tiếp rằng "Tại sao P bị hạn chế nhập ở Việt Nam?" và "Tại sao Việt Nam không dùng P thay thế cho Q?" Đây không hẳn là một câu trả lời rõ ràng, nhưng mình lần nữa muốn đưa thông tin để các bạn có thể tự đưa ra câu trả lời nhé! 

Theo các nhà chức trách tại Việt Nam thì P không bị hạn chế nhập, còn thực hư thế nào thì điều đó nằm ngoài phạm vi hiểu biết của mình. Tuy nhiên, các bạn nên biết thêm một vài điểm sau để hiểu rõ hơn tình hình chung:

1. Giá thành 
P mắc hơn rất nhiều so với Q (500 ngàn vs. 77 ngàn) nên việc bỏ 2 triệu ra chích 4 mũi P cho con là một vấn đề không đơn giản ở một nước mà thu nhập trung bình hằng tháng là 3.8 triệu VNĐ theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới năm 2014. 

Theo thống kê tại Việt Nam thì mỗi năm có khoảng 1.6 triệu bé tiêm Q theo chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng (TCMR) của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (WHO) và chỉ có khoảng 100 ngàn bé tiêm P qua dịch vụ. Do đó, nhu cầu tiêm P ở Việt Nam là không cao. 

2. Cung ảnh hưởng bởi cầu
Nhà sản xuất vắc xin dựa trên nhu cầu dự đoán của các nước sử dụng để sản xuất lượng vắc xin phù hợp mỗi năm cho nước đó. Từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu sử dụng Q đại trà, cung cấp miễn phí bởi chương trình TCMR nên nhu cầu tiêm P có lẽ cũng giảm so với trước đó, và do đó nhà sản xuất cũng phải giảm lượng P cung cấp cho thị trường Việt Nam. 

Đến khi có những ca tử vong bị nghi ngờ do Q gây ra thì nhu cầu tiêm P mới tăng đột biến, và do đó, nhà sản xuất không thích ứng kịp (ngay cả khi các nhà phân phối muốn nhập nhiều hơn), dẫn đến khan hiếm thuốc là điều dễ hiểu. 

3. Vấn đề chung của các nước đang phát triển
Để thay thế P hoàn toàn cho Q là điều cực khó vì mỗi năm có khoảng 1.6 triệu trẻ em Việt cần được tiêm (1.6 triệu bé x 4 lần) 6.4 triệu mũi Q. Hiện tại, WHO sử dụng Q cho chương trình TCMR để tài trợ vắc xin miễn phí cho hơn 90 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 

Do đó, nếu đổi thì WHO sẽ phải đổi cho cả hơn 90 nước chứ không riêng gì Việt Nam, chưa kể đến chuyện một mũi P mắc gấp 6.5 lần một mũi Q. 

Còn nếu Việt Nam nhất quyết muốn thay toàn bộ mũi chích Q bằng P thì có lẽ chính phủ Việt Nam sẽ phải tự thân vận động. Đó sẽ là một khoản không hề nhỏ cho một nước đang phát triển nếu muốn xoá bỏ các bệnh lây nhiễm. Nếu nước mình có đủ khả năng tài chính để cung cấp Q miễn phí cho cả nước thì WHO đã không phải viện trợ Q rồi, nói chi đến P. 

4. Giảm cung, tăng cầu 
Sản xuất vắc xin là một ngành công nghiệp không đem lại lợi nhuận cao mà rủi ro lại lớn nên số hãng sản xuất vắc xin ngày càng giảm, và đẩy áp lực cung cấp vắc xin lên các hãng lớn còn trụ lại, trong đó có hãng Sanofi Pasteur, công ty sản xuất vắc xin P. Do đó, việc sản xuất vắc xin không kịp nhu cầu, nếu có, là dễ hiểu.

5. Sự cố trong khâu sản xuất
Năm 2013, hãng Sanofi Pasteur bị một số trục trặc ở cơ sở sản xuất tại Toronto, Canada dẫn đến việc vắc xin Pentacel, phiên bản của P ở Mỹ, bị thiếu hụt. Hay thậm chí việc sản xuất vắc xin chống lao (BCG) của hãng này cũng bị ngưng lại từ đó đến tận năm nay 2015. 

Do đó, việc P bị thiếu hụt cũng không nằm ngoài khả năng là do những sự cố ngoài dự đoán trong khâu sản xuất. Mà những sự cố này đôi khi là thông tin nội bộ, khó mà lọt ra ngoài trừ khi nó là một biến cố nghiêm trọng như sự cố năm 2013.

6. P không bảo đảm sẽ không có tử vong sau khi tiêm
Pentacel, phiên bản của P tại Mỹ, được cấp giấy phép tại Mỹ từ ngày 20/6/2008. Trước đó trong quá trình thử nghiệm Pentacel tại Mỹ, đã có 4 ca tử vong nhưng đều đã được kết luận là không phải do Pentacel. 

Từ 20/6/2008 đến 21/10/2009, đã có 170 ca nguy kịch, trong đó, 26 ca dẫn đến tử vong của trẻ từ 6 tuần tuổi đến 4 tuổi được báo cáo sau khi tiêm Pentacel. Đây là thông tin lấy từ bản báo cáo ngày 19/2/2010 của Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) về những trường hợp sức khoẻ nguy kịch hay tử vong đã xảy ra sau khi tiêm Pentacel. 

Trong 26 ca tử vong đó, 12 ca là do đột tử không lý do (SIDS), 2 ca do những điều kiện di truyền bẩm sinh, 2 ca do nhiễm trùng đường hô hấp, 2 ca do ngộp thở, 2 ca không rõ lý do, 1 ca do thiếu oxy lên não, 1 ca do tim ngừng đập không rõ nguyên do, 1 ca do cơ tim giãn nở, 1 ca không có thông tin, và 2 ca thông tin chưa xác minh. 

Bản báo cáo này đã kết luận không có gì mới đáng lo ngại về việc tiếp tục sử dụng Pentacel, do đó, Pentacel vẫn được sử dụng cho chương trình tiêm chủng của Mỹ đến thời điểm hiện tại. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin