Chuyển đến nội dung chính

Hiểu Biết Căn Bản Về Chứng Viêm Khớp

1. Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là khi các khớp xương (nơi hai đầu xương gặp nhau) ở một hoặc nhiều nơi khác nhau trên cơ thể bị sưng tấy đỏ, dẫn đến đau đớn, biến dạng, và thậm chí cản trở khả năng sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Có hơn một 100 loại viêm khớp khác nhau, do những nguyên do khác nhau và cần được điều trị khác nhau. Viêm khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi) hơn là ở người trẻ và trẻ em, ở phụ nữ nhiều hơn là nam giới, và ở người quá cân nhiều hơn là người không bị quá cân.


Trong hình dưới đây bên phải là bàn tay bình thường, và bên trái là bàn tay bị viêm khớp (Nguồn: http://www.uwmedicine.org/health-library/PublishingImages/HandWristArthritis_2.jpg)





2. Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp

Lý do chung dẫn đến viêm khớp đó là khi hai đầu xương của khớp bị tổn thương (do bị cọ sát vào nhau, bị hết chất bôi trơn, bị hóa chất tác động, v…v…) dẫn đến tấy đỏ, và đau đớn. Còn lý do tại sao bị tổn thương như thế thì mỗi loại viêm khớp lại do một nhân tố khác nhau gây ra.

Loại viêm khớp phổ biến nhất đó là viêm xương khớp (osteoarthritis). Loại viêm khớp này xảy ra khi lớp sụn (cartilage - phần mô phủ ở đầu xương, giúp xương hấp thụ lực và giảm áp lực ở các khớp khi di chuyển) bị bào mòn dần qua năm tháng. Trong trường hợp lớp sụn này bị nhiễm khuẩn hay bị chấn thương, thì khả năng dẫn đến loại viêm khớp này sẽ càng cao. Ngoài ra bạn cũng sẽ có nguy cơ bị viêm xương khớp cao hơn nếu gia đình bạn có lịch sử bị bệnh này.

Loại viêm khớp phổ biến thứ hai đó là viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis). Loại viêm khớp này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của chính cơ thể mình hủy hoại màng hoạt dịch (synovium), là một túi tiết dịch bôi trơn cho sụn và khớp xương, dẫn đến việc hai đầu xương bị chà sát vào nhau mà không có dầu bôi trơn ở giữa, làm cho lớp sụn bọc ở đầu xương và cả khớp xương dần bị bào mòn. Lý do tại sao hệ thống miễn dịch của con người trở nên “phản chủ” như thế vẫn chưa được tìm ra, nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một số gen đánh dấu (genetic markers) nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.

Một loại viêm khớp nữa khá phổ biến đó là bệnh gút (gout). Loại viêm khớp này xảy ra khi có quá nhiều acid uric được tích tụ trong máu, dẫn đến việc hình thành những khối kết tủa urate, có hình dạng sắc nhọn như kim ở các khớp xương và vùng mô quanh khớp xương, dẫn đến đau đớn, sưng và tấy đỏ. Những thức ăn có khả năng làm tăng lượng acid uric trong máu gồm có thịt, cá cơm (anchovies), cá trích (herring), măng tây (asparagus), và nấm.

3. Chẩn đoán viêm khớp

Khi khớp xương bị đau nhức, sưng, mềm, tấy đỏ, và cử động khó khăn, nhất là vào buổi sáng thì bạn có khả năng đang bị viêm khớp.

Trong trường hợp của viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), bạn có thể sẽ không thấy ngon miệng khi ăn và có sốt nhẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, khớp có thể bị biến dạng nhanh chóng.


Khi bạn thấy mình có những dấu hiệu trên thì nên đến khám bác sỹ ngay để họ chẩn đoán xem bạn bị loại viêm khớp nào và điều trị kịp thời.

Thông thường bác sỹ sẽ thử khả năng di chuyển của khớp đang bị viêm, đồng thời lấy máu hoặc dịch ở khớp từ cơ thể bạn để chẩn đoán chính xác xem bạn bị loại viêm khớp nào. Ngoài ra, họ cũng sẽ chụp X-quang, hoặc MRI (magnetic resonance imaging), hay chụp cắt lớp vi tính CT scans (computerized tomography scans) để chẩn đoán chính xác hơn.

4. Điều trị viêm khớp

Mục đích chính của việc điều trị viêm khớp là để giảm thiểu đau đớn gây ra bởi khớp bị viêm, hạn chế gia tăng tổn thương khớp, và giúp cho các hoạt động của khớp tốt hơn.

Những loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp gồm có:

1. Thuốc giảm đau (Vicodin, Tylenol).

2. Thuốc giảm đau và sưng tấy (NSAIDs - Nonsteroidal anti-inflammatory drugs). Thuốc loại này có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ tim, đột quỵ não, hay làm dạ dày khó chịu.

3. Kem bôi menthol hay capsaicin cũng có khả năng làm giảm việc truyền tín hiệu đau đớn.

4. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bác sỹ của bạn có thể sẽ yêu cầu bạn uống DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs) để hạn chế sự hoạt động của hệ miễn dịch. 

Phẫu thuật để thay khớp bị viêm bằng một khớp giả cũng là một lựa chọn khả thi.

Vật lý trị liệu cũng rất quan trọng trong việc gia tăng sức mạnh của cơ bắp quanh vùng viêm khớp. Các bạn nên được bác sỹ tư vấn để có một chế độ tập luyện phù hợp và hiệu quả.


Ngoài ra, việc tập thể dục mỗi ngày, và một chế độ dinh dưỡng hợp lý giàu canxi, với nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt nguyên để tránh béo phì là rất cần thiết cho việc phòng tránh và điều trị viêm khớp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin