Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2015

Thời Đại Của Biến Đổi Gen Người: Đã Đến Lúc Hay Chưa?

Ngày 22/4/2015 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học tại Trung Quốc, dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu gen Junjiu Huang tại đại học Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên) tỉnh Quảng Đông, đã công bố kết quả của thí nghiệm biến đổi gen từ trong phôi thai người đầu tiên trên thế giới qua tạp chí khoa học Protein & Cell. Theo lời của một nguồn tin từ Trung Quốc thì hiện tại có ít nhất 4 nhóm nghiên cứu khác trong nước đang theo đuổi việc biến đổi gen từ trong phôi thai người này! Ngoài ra, trên thế giới cũng có những tin đồn rằng có những nhóm các nhà khoa học khác đã hoặc đang tiến hành những nghiên cứu tương tự trong bí mật.  Vậy họ đã làm điều đó thế nào? 1. Chọn lựa phôi thai Để tránh những tranh luận về vấn đề đạo đức, nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Huang đã sử dụng những phôi thai người được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng đã bị loại bỏ vì có 2 tinh trùng trong một trứng, dẫn đến việc tế bào phôi thai này tuy vẫn phát triển được nhưng sẽ không sống được thành người.  Điều này tuy nhiên cũng là một hạn c

Nghiên Cứu Mới Trong Việc Chữa Trị Bệnh Rối Loạn Phát Triển Não (Autistic Spectrum Disorders - ASD)

1. ASD là gì? ASD hiểu đơn giản là một căn bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não, khiến cho bệnh nhân không có khả năng giao tiếp theo tiêu chuẩn “bình thường” của xã hội, và có những hành động bị hạn chế, hoặc lập lại liên tục. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh ASD ở nam giới cao hơn gấp 4 lần so với ở nữ giới. Lý do mà bệnh này được gọi là “spectrum disorder” (chuỗi rối loạn) vì nó không gây ra bởi một nhân tố nhất định, và cũng không có những triệu chứng/biểu hiện bệnh giống nhau giữa các bệnh nhân, ví dụ như có bé thì rất thông minh nhưng tự kỷ, có bé thì bị thiểu năng, có bé rất hiếu động nhưng cũng có bé rất thụ động, có bé rất nhạy cảm với nhiều thứ và cũng có bé gần như không có cảm giác gì với nhiều thứ, v…v.... Nói một cách khác thì nguyên nhân và triệu chứng của ASD giống như một dải cầu vồng nhiều màu sắc vậy, không màu nào giống màu nào. Cũng chính vì thế mà ASD được gọi là một bệnh “đa dị truyền” (heterogenetic) vì nó gây ra bởi nhiều loại biến đổi gen khác nhau. Và do đ

Tại Sao Bạn Khóc?

Các nhà khoa học phân biệt nước mắt ra làm 3 loại: nước mắt “nền” [basal tears], nước mắt “khó chịu” [irritant tears], và nước mắt “cảm xúc” [emotional tears]. 1. Nước mắt “nền” Loại nước mắt này được tạo ra liên tục ở mắt. Cứ mỗi lần chớp mắt, loại nước mắt này được trải đều ra trên bề mặt của mắt để giữ mắt không bị khô và nhất là làm giảm trầy xát gây ra do luồng không khí hoặc bụi bay trong không khí. Thành phần của nước mắt nền gồm có chất kết dính (để giữ nước mắt trên bề mặt mắt), muối, và nước. Nếu như lượng muối trong cơ thể quá cao, muối sẽ được tiết ra nhiều hơn trong loại nước mắt này. Nước mắt nền còn chứa các chất kháng thể và các loại men để chống vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt hơn nữa là mỗi giọt nước mắt nền sẽ được bao bọc bởi một lớp mỏng dầu để giữ cho giọt nước mắt ấy không rơi ra trước khi nó hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ và điều tiết mắt. 2. Nước mắt “khó chịu”  Mắt tiết ra loại nước mắt này khi xảy ra va chạm với gió, cát, hoặc bất cứ thứ gì gây khó chịu cho mắt. Loại

Chúng Ta Đã "Lão Hoá" Ngay Từ Trong Bụng Mẹ!

Con người chính là bộ máy tự tồn và tự huỷ phức tạp nhất và hoàn hảo nhất, vì họ đã được tạo ra như thế! 1. Tuổi già đến từ bên trong những tế bào Vào năm 1961, hai nhà khoa học người Mỹ Leonard Hayflick and Paul Moorehead đã phát hiện ra tế bào con người có tuổi thọ nhất định và không thể nhân lên mãi trong phòng thí nghiệm. Phát hiện này đã mở đầu cho một giai đoạn mới trong nghiên cứu về lão hóa, dẫn đến khám phá rằng khi các tế bào càng lớn tuổi thì khả năng sinh sản của chúng cũng chậm dần rồi mất hẳn; và đó cũng là lúc con người già đi để rồi qua đời. Điều này cũng góp phần giải thích vì sao chú cừu Dolly được nhân giống bằng sinh sản vô tính vào năm 1996 chỉ sống được đến 6 tuổi, khi mà tuổi thọ trung bình của nó lẽ ra phải là 11-12 năm: lý do có thể là vì cừu Dolly được nhân giống từ một tế bào trưởng thành của một chú cừu đã 6 năm tuổi.   2. Tế bào lão hóa được tìm thấy trong phôi thai Đến tháng 11/2013, cả thế giới lại được một phen chấn động khi 3 nhóm nghiên cứu độc lập (2

Các Phương Pháp Phòng Và Chữa Ung Thư 2015

Có khoảng 14 triệu ca ung thư mới vào năm 2012, và con số này sẽ có thể lên đến 22 triệu mỗi năm trong vòng 2 thập kỷ sắp tới. Bệnh ung thư phổ biến nhất là  ung thư phổi (13% tổng số ca ung thư), sau đó đến ung thư vú (11.9%), và ung thư ruột (9.7%). Cùng năm đó, số ca tử vong vì ung thư phổi là cao nhất (19.4% tổng số ca tử vong vì ung thư), sau đó đến ung thư gan (9.1%), và ung thư dạ dày (8.8%). Các nước đang phát triển có xu hướng bị ung thư cao hơn. Hơn 60% tổng số ca ung thư và 70% tổng số những ca tử vong do ung thư là ở các nước Châu Phi, Châu Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ. 1. Phòng bệnh hơn chữa bệnh “Cuộc chiến chống lại ung thư sẽ khó có thể thành công nếu chỉ dựa trên chữa trị. Phòng chống ung thư là rất cần thiết để giảm thiểu cuộc khủng hoảng về ung thư toàn cầu này!” Đó chính là kết luận thông qua bởi hơn 250 nhà khoa học chuyên ngành ung thư từ hơn 40 đất nước trong bản báo cáo tổng kết về Ung Thư Toàn Cầu cho năm 2014. Theo Viện Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Gia của Mỹ thì đến 80%