Chuyển đến nội dung chính

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em


Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY - http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld 

1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi? 

Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html  


Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin ở giai đoạn 3 này đều chưa vượt quá 6 tháng https://blogs.bmj.com/bmj/2021/08/23/does-the-fda-think-these-data-justify-the-first-full-approval-of-a-covid-19-vaccine/ 


Theo giáo sư Gregory Poland, một trong những nhà nghiên cứu về vắc xin hàng đầu thế giới, và là nhà sáng lập của nhánh nghiên cứu vắc xin cá nhân hoá cho từng người (vaccinomics), vắc xin được sản xuất nhanh nhất trước giờ là vắc xin ngừa Ebola, và mất 6 năm. Việc tìm ra vắc xin ngừa COVID-19 là cần thiết, nhưng không thể đảm báo hiệu quả và an toàn của một vắc xin chỉ sản xuất và nghiên cứu trong vài tháng được. Ông đã kể lại ngụ ngôn về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ trong xuất bản tháng 6/2020 để so sánh với cuộc chạy đua giữa các vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay trên tạo chí khoa học Vaccine tại đây https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7252125/


Israel là nước đã tiêm chủng cho toàn bộ người dân tại nước họ với vắc xin Comirnaty đã đưa ra thống kê là hiệu lực bảo vệ của vắc xin này xuống còn có 39% với chủng Delta https://www.cnbc.com/2021/07/23/delta-variant-pfizer-covid-vaccine-39percent-effective-in-israel-prevents-severe-illness.html Trong khi đó, tiêu chuẩn để một vắc xin được phê duyệt và cấp phép của FDA là khi vắc xin đó cần có hiệu lực trên 50%. 


Tiếp đó, vào tháng 5/2021, một số nước đã quyết định sử dụng vắc xin Comirnaty cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi, với liều lượng tương tự như của nhóm trên 16 tuổi, điển hình là các nước khối Châu Âu, dựa trên nghiên cứu thử nghiệm vắc xin này trên 2260 trẻ từ 12-15 tuổi https://www.ema.europa.eu/en/news/first-covid-19-vaccine-approved-children-aged-12-15-eu


Cho đến nay, vắc xin Comirnaty và các vắc xin ngừa COVID-19 vẫn chưa được phê duyệt cho nhóm trẻ dưới 16 tuổi một cách đồng đều trên toàn thế giới, và ở Mỹ thì nó vẫn chỉ được phê duyệt dưới dạng cấp phép trong trường hợp khẩn cấp. 


Theo thông tin từ trang Sức Khoẻ Cộng Đồng của Thuỵ Điển, có khoảng 20 triệu bé từ 12-15 tuổi trên toàn thế giới đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại https://www.folkhalsomyndigheten.se/the-public-health-agency-of-sweden/communicable-disease-control/covid-19/vaccination-against-covid-19/children-and-adolescents--information-about-vaccination-against-covid-19/


Tính đến ngày 3/11/2021, mới có hơn 40 trong tổng số khoảng 200 nước trên toàn thế giới đã bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-15 tuổi, với chi tiết được cập nhật trong bài sau của hãng đưa tin Reuters https://www.reuters.com/business/healthcare-pharmaceuticals/countries-vaccinating-children-against-covid-19-2021-06-29/

Trong hình trên là phần trăm trẻ từ 12-18 tuổi đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin ngừa COVID-19 tại Pháp, Ý, Tây Ban Nha, và Đức theo thứ tự từ trên xuống dưới https://www.euronews.com/next/2021/09/14/covid-vaccine-for-children-who-in-europe-is-leading-the-race

Trong khi việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ từ 12-15 tuổi còn chưa ngã ngũ thì vào ngày 29/10/2021, Comirnaty của Pfizer đã được cơ quan điều hành thực phẩm và thuốc FDA của Mỹ cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp trên trẻ từ 5 đến 11 tuổi, với liều lượng 1/3 so với liều lượng của người từ 12 tuổi trở lên, dựa trên nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng với 3100 trẻ từ 5 đến 11 tuổi https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-authorizes-pfizer-biontech-covid-19-vaccine-emergency-use-children-5-through-11-years-age - Tiếp đó, ngày 2/11/2021, trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC của nước này cũng cấp phép sử dụng cho vắc xin Comirnaty trên trẻ 5-11 tuổi https://www.cdc.gov/media/releases/2021/s1102-PediatricCOVID-19Vaccine.html


2. Tác dụng phụ của các vắc xin phòng ngừa COVID-19 là gì?

                 Vắc xin Pfizer và Moderna, chụp bởi Reuters/Dado Ruvic ngày 19/3/2021


Vào đầu tháng 10/2021, Phần Lan và Thuỵ Điển đã ra quyết định ngưng tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của Moderna cho nam giới từ 30 tuổi trở xuống, và chỉ tiêm Pfizer. Lý do là vì vắc xin đó của Moderna làm tăng nguy cơ viêm cơ tim cho nhóm người này, dựa trên một số nghiên cứu riêng tại nước của họ. Nghiên cứu này đã được trình lên liên minh Châu Âu để được xem xét thêm

https://www.cnbc.com/2021/10/08/nordic-countries-are-restricting-the-use-of-modernas-covid-vaccine.html


Tuy nhiên, theo báo cáo cập nhật hàng tuần về các tác dụng không mong muốn (adverse reactions - ADR) của vắc xin ngừa COVID-19 tại Canada, viêm cơ tim và viêm màng tim là tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin dùng công nghệ mRNA nói chung, bao gồm vắc xin Spikevax của Moderna và Comirnaty của Pfizer, đặc biệt với nhóm người dưới 40 tuổi https://health-infobase.canada.ca/covid-19/vaccine-safety/ Trên cùng trang này, Canada cũng đưa ra thông tin rằng 2 vắc xin kể trên còn gắn với chứng liệt dây thần kinh mặt Bell’s palsy. Ngoài ra, Canada còn đưa thông tin về việc vắc xin ngừa COVID-19 Vaxzevria của Astrazeneca gắn với nguy cơ đông máu đi kèm tiểu cầu thấp, hội chứng rò mao mạch hệ thống (capillary leak syndrome), và hội chứng Guillain-Barré Syndrome (GBS) có thể dẫn đến yếu cơ và bại liệt. 


Thống kê về các tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin ngừa COVID-19 của một số nước khác được cập nhật hàng tuần như sau:


Na Uy - https://legemiddelverket.no/english/covid-19-and-medicines/vaccines-against-covid-19/reported-suspected-adverse-reactions-of-covid-19-vaccines#click-here-to-see-previous-weekly-reports


Anh - https://www.gov.uk/government/publications/coronavirus-covid-19-vaccine-adverse-reactions/coronavirus-vaccine-summary-of-yellow-card-reporting#analysis-of-data


Úc - https://ausvaxsafety.org.au/safety-data/covid-19-vaccines


Mỹ - https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/safety/adverse-events.html


Ngoài ra, báo Israel National News cũng đưa tin về việc số liệu thực tế có thể khác xa số liệu thống kê về việc số người tử vong sau tiêm vắc xin Pfizer tại Israel https://www.israelnationalnews.com/News/News.aspx/297051  - Theo tin báo này cung cấp từ nghiên cứu và phân tích dữ liệu số người tử vong tại Israel của tiến sỹ Hervé Seligmann, một nhà nghiên cứu gốc Do Thái tại viện Công Nghệ Vi Cấu Trúc Karlsruhe Institute of Technology (KIT) ở Đức, thì số ca tử vong do vắc xin cao hơn vài trăm lần ở người trẻ và vài chục lần ở người lớn tuổi khi so sánh với số tử vong do COVID-19 và chưa tiêm. Ông cũng là người phân tích dữ liệu số trẻ em tử vong của 22 nước tại Châu Âu từ tháng 1 đến tháng 5/2021 và chỉ ra có sự liên đới như sau: mỗi tuần, cứ mỗi khi số người lớn tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tăng 1% thì số trẻ em dưới 15 tuổi chưa tiêm vắc xin bị tử vong tăng 8%, tương đương 29 bé http://www.nakim.org/israel-forums/viewtopic.php?t=270992 Giả thuyết của ông đưa ra có khả năng là protein gai được sản xuất từ người lớn đã đi tiêm sẽ lây sang cho trẻ nhỏ qua đường dịch và giọt bắn như: ho, thở, sữa mẹ, v…v… Đây là một hiện tượng đã được quan sát và có liên quan đến vắc xin ngừa COVID-19 gọi là spike protein shedding https://orthomolecular.activehosted.com/index.php?action=social&chash=eae27d77ca20db309e056e3d2dcd7d69.209


Ngày 2/11/2021 vừa qua, thượng nghị sỹ Ron Johnson của bang Wisconsin, Mỹ đã tổ chức buổi họp báo để thảo luận về việc ép buộc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Mỹ. Ông đã mời đại diện của các cơ quan nhà nước liên quan đến vắc xin, đại diện của các hãng sản xuất vắc xin ngừa COVID-19, và 10 trường hợp bị thương nặng hoặc tử vong sau khi tiêm vắc xin này của Pfizer, Moderna, Astrazeneca, và Johnson & Johnson https://www.ronjohnson.senate.gov/2021/10/media-advisory-sen-johnson-holds-expert-panel-on-federal-vaccine-mandates-and-vaccine-injuries Trong buổi họp báo, ông đã nêu rõ quan điểm của mình như sau: “Tại sao chúng ta buộc phải sử dụng một loại vắc xin không hiệu quả như chúng ta đã hy vọng? Tại sao chúng ta lại ép buộc điều đó đối với những người có khả năng miễn dịch tự nhiên? Khoa học cho chúng ta biết những người có khả năng miễn dịch tự nhiên có thể có khả năng miễn dịch tốt hơn những người được tiêm chủng đầy đủ. Một thực tế khác mà các nhà hoạch định chính sách của chúng ta đang phủ nhận là vắc xin ngăn ngừa lây truyền, nhưng lại tạo ra lây nhiễm…Vì vậy, nếu bạn đã được tiêm phòng, bạn vẫn có thể lây truyền nó cho người khác. Vậy cơ sở lý luận của việc bắt buộc tiêm vắc xin này là gì? Không có cơ sở lý luận nào cả.” https://www.ronjohnson.senate.gov/2021/11/video-release-sen-ron-johnson-what-is-the-rationale-for-the-mandates-there-is-no-rationale


Riêng về vắc xin ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA, việc đảm bảo tình trạng ổn định của vắc xin này trong quá trình lưu trữ, vận chuyển, và ban hành chưa được tối ưu hoá và nghiên cứu kỹ lưỡng, theo một nhóm các nhà khoa học về Dược Học tại Hà Lan và Mỹ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7834447/, xuất bản trên tạp chí Khoa Học về Dược Học vào tháng 3/2021. Điều này có thể dẫn đến việc hiệu lực của vắc xin bị giảm, hoặc thậm chí vắc xin trở nên độc hại do đoạn mã di truyền mRNA bị khác đi so với ban đầu, và không thể hoàn thành nhiệm vụ như mong đợi.


Thêm vào đó, đã có một số nghiên cứu cho thấy các hạt lipid nano (lipid nanoparticles/LNP) dùng để bọc đoạn mã di truyền mRNA trong vắc xin ngừa COVID-19 có khả năng là nguyên nhân dẫn đến viêm sưng (inflammation) https://www.news-medical.net/news/20210315/Research-looks-at-inflammatory-nature-of-lipid-nanoparticle-component-in-mRNA-vaccines.aspx


Từ ngày 5/11/2021, Mỹ đã bắt đầu kế hoạch tiêm chủng trên diện rộng cho trẻ em từ 5-11 tuổi với vắc xin Comirnaty này https://www.news10.com/news/local-vaccine-rollout-for-kids-5-to-11/


Tuy nhiên, hy vọng kế hoạch tiêm chủng này sẽ sớm được cân nhắc lại vì cũng trong cùng ngày 2/11/2021, một giám đốc vùng phụ trách việc thẩm định quá trình thử nghiệm vắc xin phòng ngừa COVID-19 tại Pfizer đã lên tiếng tố cáo việc Pfizer tạo dữ liệu giả trong các thử nghiệm lâm sàng và không theo dõi các tác dụng phụ sau tiêm đầy đủ như lẽ ra cần phải làm. Bài tố cáo đã được xuất bản trên tạp chí khoa học BMJ tại đây https://www.bmj.com/content/375/bmj.n2635 , từ khoá #PfizerGate đang là đề tài được quan tâm hiện tại.


Ngoài ra, một vài nhân viên của Ventavia, đơn vị tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho vắc xin COVID-19 của Pfizer qua hợp đồng, cũng lên tiếng tố cáo về những việc làm sai trái về chỉnh sửa và tạo dữ liệu giả của công ty này. Đây cũng là công ty được Pfizer sử dụng để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin ngừa COVID-19 trên trẻ em, thiếu niên, phụ nữ mang thai, liều thứ 3, và RSV (respiratory syncytial virus) vắc xin. 


3. Có cần tiêm vắc xin cho trẻ em không?


Theo một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis) của một nhóm các nhà khoa học Úc, từ 65 nghiên cứu độc lập khác nhau trên toàn thế giới, với 1214 trẻ em dưới 5 tuổi đã nhiễm COVID-19, trong đó có 50% là trẻ mới sinh, thì 43% là khoẻ mạnh không có dấu hiệu gì (asymptomatic), 7% bị nặng và cần nhập viện vào khoa chăm sóc đặc biệt (severe disease requiring intensive care unit admission). Trong 139 bé sinh ra từ mẹ có nhiễm COVID-19, có 5 bé nhiễm COVID-19, chiếm 3.6%. Có 1 bé qua đời. Đây cũng là nghiên cứu phân tích tổng hợp về trẻ dưới 5 tuổi nhiễm COVID-19 lớn nhất đến thời điểm hiện tại https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7833125/


Một phân tích tổng hợp khác về vai trò của trẻ nhỏ trong việc lây lan COVID-19 trong mỗi gia đình, của một nhóm các nhà khoa học Úc và Trung Quốc, từ 8 nghiên cứu khác nhau trên thế giới, cho thấy 2 kết luận: thứ nhất, trẻ em gần như không phải là người làm lây lan COVID-19, và thứ hai, khả năng trẻ em nhiễm COVID-19 từ một người khác trong gia đình là thấp hơn so với người lớn https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7799195/


Một phân tích tổng hợp nữa về ảnh hưởng của COVID-19 lên tỷ lệ sống sót và các biến chứng ở 191 trẻ em bị ung thư nhiễm COVID-19, từ 15 nghiên cứu độc lập trên thế giới, cho thấy COVID-19 không ảnh hưởng gì lớn đến khả năng sống sót của các em, với tỷ lệ sống sót lên đến 99.4% https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7861039/


Vậy đối với mẹ nhiễm COVID-19 sinh con ra thì sao? Một phân tích tổng hợp của một nhóm các nhà khoa học Ý và Mỹ xuất bản vào tháng 1/2021 trên 1100 mẹ bầu nhiễm COVID-19, từ 24 nghiên cứu độc lập trên thế giới, đã kết luận rằng COVID-19 nhìn chung không làm nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và đứa trẻ. Việc truyền bệnh từ mẹ sang con cũng chưa có bằng chứng, nên việc sinh mổ để tránh nhiễm COVID-19 cho con là không cần thiết https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7605748/ Hơn thế nữa, ngay cả khi bé mới sinh được ở cùng phòng với mẹ và được mẹ cho bú tí cũng không bị lây COVID-19 từ mẹ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7551222/


Nhìn chung, trẻ em nhiễm COVID-19 sẽ không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ hơn của người lớn. Hiện tại, chỉ có một triệu chứng hiếm gặp ở trẻ em nhiễm COVID-19 là Hội Chứng Viêm Đa Hệ ở Trẻ Em (multisystem inflammatory syndrome in children hay MIS-C) https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/20469047.2020.1781356 Các triệu chứng của hội chứng này gồm: sốt hơn 24 tiếng, kiệt sức, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, mắt đỏ, đau cổ, và nặng hơn là khó thở, đau ngực, mặt tái xanh, đau bụng nặng, lú lẫn, không tỉnh táo. Cha mẹ cần đưa bé nhập viện ngay nếu bé có các triệu chứng trên. 


4. Tại sao trẻ em lại ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19? 


Hình chụp màu bằng kính hiển vi điện tử truyền qua quét (transmission electron micrograph hay TEM) của vi rút SARS-CoV-2. Nguồn: National Infection Service/SCI


Có thể là vì mũi các bé đã được chuẩn bị sẵn sàng để ngăn ngừa vi rút COVID-19. Đó là một phần của kết quả tìm kiếm từ một nhóm các nhà khoa học Đức, được xuất bản trên tạp chí khoa học Nature vào tháng 8/2021. Theo nghiên cứu này, mẫu quét mũi từ trẻ em có nhiều “cảm ứng” giúp phát hiện sự có mặt của vi rút sớm hơn và do đó, giúp gửi báo động đến hệ miễn dịch để phòng vệ tốt hơn. Ngoài ra, mũi của trẻ em còn có nhiều tế bào miễn dịch T, giúp chống lại sự lây nhiễm của vi rút và tạo ra kháng thể lâu dài hơn. Những điều này sẽ khiến vi rút COVID-19 khó sinh sôi thêm và nhanh chóng bị loại khỏi cơ thể sớm hơn so với người lớn https://www.nature.com/articles/s41587-021-01037-9


Một nghiên cứu thú vị khác tại đại học Rockefeller ở New York, Mỹ, xuất bản vào đầu tháng 10/2021, cũng trên tạp chí khoa học Nature, cho thấy rằng tế bào nhớ B (memory B cells) được tạo ra 5 tháng sau tiêm vắc xin sẽ không có hiệu lực và độ phủ rộng về miễn dịch bằng các tế bào nhớ B được tạo ra 5 tháng sau khi nhiễm COVID-19 tự nhiên. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch tự nhiên của người đã từng nhiễm COVID-19 có khả năng đối phó với COVID-19 lâu dài, với các biến thể khác nhau, trong khi miễn dịch tạo ra do vắc xin sẽ chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn (khoảng 6 tháng) và không có khả năng đối phó với biến thể mới hiệu quả bằng miễn dịch tự nhiên https://www.nature.com/articles/s41586-021-04060-7

Nhận xét

  1. Cần có nhiều bài tổng hợp chất lượng thế này để mở rộng tầm hiểu biết cho cộng đồng :-)

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends