Chuyển đến nội dung chính

Báo Cáo Khoa Học Của Các Chuyên Gia Việt Nam Về Vi Rút Corona Và Cách Phòng Chống


Ngày 30/1/2020, Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (WHO) đã chính thức công bố tình trạng báo động sức khoẻ khẩn cấp cấp quốc tế do sự lây nhiễm của vi rút Corona (vi rút Vũ Hán, vi rút 2019-nCoV).

Vi rút này đến từ Vũ Hán, Trung Quốc, và đã có dấu hiệu lây lan trên 18 quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

Vi rút Vũ Hán có nghi ngờ đến từ dơi, và có thể bắt nguồn từ khu chợ trời bán các loại động vật hoang dã tại Vũ Hán. Việc giải mã bộ gen của vi rút này cho thấy nó thuộc chủng vi rút Corona, tương tự như vi rút SARS. Những ca tử vong đến giờ có liên quan đến vi rút này tạm thời dừng lại ở những người đang mắc các bệnh nghiêm trọng khác xảy ra cùng với thời điểm bị lây nhiễm, chủ yếu là người lớn tuổi.

Việt Nam khá may mắn vì có thời tiết nóng ẩm, là môi trường không thuận lợi cho vi rút này, nên nếu bị phơi nhiễm ra môi trường ngoài trời ở nhiệt độ trên 25 độ C thì vi rút Corona sẽ không thể sống sót quá lâu trong môi trường, nhờ vậy, hạn chế phần nào khả năng lây lan.

Tình hình thế giới

Theo báo cáo mới nhất của WHO ngày 30/1/2020 thì có tổng cộng 7818 ca nhiễm vi rút này trên toàn thế giới, trong đó 7736 ca tại Trung Quốc, 1370 ca nhiễm nặng, và 170 ca tử vong. Ở ngoài Trung Quốc có 82 ca nhiễm vi rút này trên 18 quốc gia. Riêng tại Trung Quốc, có thêm 12167 ca bị nghi ngờ nhiễm vi rút này, nhưng chưa được khẳng định. Có thể theo dõi những thông tin mới nhất của WHO về bệnh dịch này tại đây: https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019

Tình hình tại Việt Nam

Ngày 28/1/2020 vừa qua (mùng 4 Tết), các bác sỹ tại viện Pasteur và bệnh viện Chợ Rẫy đã xuất bản một bài báo cáo chi tiết về việc điều trị 2 bệnh nhân bị nhiễm vi rút Corona trên tạp chí khoa học Y Khoa quốc tế có uy tín New England Journal of Medicine (NEJM). Đây là 2 trường hợp nhiễm vi rút này duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Trường hợp thứ 1 là một người đàn ông 65 tuổi có tiền sử nhiều bệnh, nhập viện ngày 22/1/2020 và tình trạng sức khoẻ đã cải thiện từ ngày 26/1. Người thứ 2 là một người đàn ông 27 tuổi khoẻ mạnh, cũng nhập viện cùng ngày. Anh ta đã ổn định sức khoẻ vào ngày 23/1/2020. Xuất bản khoa học này vô cùng quan trọng vì nó cho thấy rõ việc lây nhiễm đầu tiên từ người sang người của loại vi rút này. Ngoài ra, đây còn là bằng chứng cho việc hỗ trợ y tế cực kỳ hiệu quả (ổn định sức khoẻ của bệnh nhân chỉ trong vòng 5 ngày) của đội ngũ y bác sỹ tại Việt Nam. Thật vô cùng đáng nể!

Bản dịch nguyên văn toàn bộ nội dung của xuất bản khoa học đó như sau:

Trường hợp lây nhiễm xuyên biên giới và từ người qua người của một loại vi rút Corona mới tại Việt Nam

Nguyên văn tiếng Anh của xuất bản khoa học này có tại đây: 

Sự xuất hiện và lan truyền của một loại vi rút corona mới (2019-nCoV) từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã trở thành mối lo ngại về sức khỏe toàn cầu. (1) Kể từ khi phát hiện vi rút corona vào cuối tháng 12 năm 2019, một số quốc gia đã báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh lẻ tẻ trong số những du khách trở về từ Trung Quốc. (2) Chúng tôi báo cáo một cụm gia đình 2019-nCoV có nguồn gốc từ một người đàn ông Trung Quốc. 

Vào ngày 22 tháng 1 năm 2020, một người đàn ông Trung Quốc 65 tuổi có tiền sử bệnh tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch vành được đặt stent, và ung thư phổi đã được đưa vào khoa cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, tại thành phố Hồ Chí Minh, với tình trạng sốt thấp và mệt mỏi. Anh ta bị sốt vào ngày 17 tháng 1, tổng cộng 4 ngày sau khi anh ta và vợ bay đến Hà Nội từ quận Wuchang ở Vũ Hán, nơi xảy ra vụ dịch 2019-nCoV. Anh ta báo cáo rằng anh ta đã không hề tiếp xúc với khu chợ trời (một khu chợ bán động vật chết và sống) ở Vũ Hán.



X quang của ngực người cha

Các miếng gạc họng thu được từ bệnh nhân được xét nghiệm dương tính với 2019-nCoV trên các xét nghiệm phản ứng sao chép chuỗi polymerase ngược trong thời gian thực (RT-PCR). (3) Khi nhập viện, người đàn ông được phân lập và điều trị theo kinh nghiệm bằng các thuốc chống vi rút, kháng sinh phổ rộng, và các liệu pháp hỗ trợ. X quang phổi thu được khi nhập viện cho thấy thâm nhiễm ở thùy trên của phổi trái (Hình 1A). Vào ngày 25 tháng 1, anh ta đã nhận được oxy bổ sung thông qua ống thông mũi với tốc độ 5 lít mỗi phút vì chứng khó thở khi bị thiếu oxy. Áp suất riêng của oxy là 57,2 mm Hg khi anh ta hít thở không khí xung quanh, sự thâm nhiễm đã có tiến triển tích cực và đã được quan sát trên X quang phổi (Hình 1B đến 1D). Sốt của anh biến mất vào ngày 25 tháng 1, và tình trạng lâm sàng của anh đã được cải thiện kể từ ngày 26 tháng 1. Vợ anh không có triệu chứng bệnh khi họ đi du lịch. Cô ấy khỏe mạnh kể từ ngày 28 tháng 1. 

Người con trai 27 tuổi khỏe mạnh của cặp vợ chồng này sống ở Long An, một tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 40 km về phía tây nam, kể từ tháng 10 năm 2019. Anh ta đã không đi du lịch đến khu vực nơi 2019-nCoV đang lan rộng, và anh ta đã không có bất kỳ liên lạc với bất kỳ người nào trở về từ một khu vực như vậy. Vào ngày 17 tháng 1, anh gặp cha mình ở Nha Trang ở miền trung Việt Nam và ở chung phòng ngủ với bố mẹ trong 3 ngày trong một phòng khách sạn có máy lạnh. Vào ngày 20 tháng 1, ho khan và sốt phát triển ở người con trai. Anh cũng báo cáo đã bị nôn mửa và đi đại tiện một lần trước khi nhập viện. Điều này cho thấy thời gian ủ bệnh cho vi rút 2019-nCoV có thể là 3 ngày hoặc ít hơn trong trường hợp này. Khi người con trai nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy với cha vào ngày 22 tháng 1, căn bệnh của anh, đặc trưng bởi sốt (39 ° C), đã được công nhận và anh ngay lập tức bị cô lập. X quang phổi và kiểm tra trong phòng thí nghiệm khác ở bệnh nhân này cho thấy không có bất thường nào ngoại trừ mức độ tăng của protein phản ứng C (13,9 mg mỗi lít). Xét nghiệm RT-PCR đối với vi-rút cúm A và B và xét nghiệm nhanh kháng nguyên protein 1 không cấu trúc đối với vi-rút sốt xuất huyết là âm tính ở cả cha và con. Một miếng gạc lấy mẫu từ cổ họng ở người con trai dương tính với 2019-nCoV. Cha anh được cho là nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên, việc xác định trình tự các chủng từ hai bệnh nhân để xác định việc truyền 2019-nCoV từ cha sang con chưa được thực hiện. Tình trạng con trai đã ổn định sau ngày 23 tháng 1. 

Gia đình này đã đi đến bốn thành phố trên khắp Việt Nam bằng nhiều hình thức vận chuyển khác nhau, bao gồm máy bay, tàu hỏa và taxi. Tổng cộng có 28 liên hệ gần gũi đã được xác định và các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên đã không phát triển ở bất kỳ ai trong số họ. Nhóm gia đình nhiễm trùng 2019-nCoV này xảy ra bên ngoài Trung Quốc (4) làm dấy lên mối lo ngại về việc lây truyền từ người sang người.

Lan T. Phan, Tiến sỹ
Thuong V. Nguyen, Tiến sỹ bác sỹ
Quang C. Luong, Bác sỹ
Thinh V. Nguyen, Bác sỹ
Hieu T. Nguyen, 
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam nguyenthuong@yahoo.com 

Hung Q. Le, Tiến sỹ Bác sỹ
Thuc T. Nguyen, Bác sỹ
Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Thang M. Cao, Dược sỹ
Quang D. Pham, Tiến sỹ bác sỹ
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Các mẫu đồng thuận tiết lộ thông tin được cung cấp bởi các tác giả có sẵn với toàn văn của bức thư này tại NEJM.org. Bức thư này được xuất bản vào ngày 28 tháng 1 năm 2020, tại NEJM.org.

THAM CHIẾU

1. Zhu N, Zhang D, Wang W, et al. Một loại coronavirus mới từ bệnh nhân bị viêm phổi ở Trung Quốc, 2019. N Engl J Med. DOI: 10.1056 / NEJMoa2001017. 

2. Corona vi rút mới (2019-nCoV): Báo cáo tình hình - 5, 25 tháng 1 năm 2020. Geneva: Tổ chức Sức Khoẻ Thế giới, 2020 (https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200125 -sitrep-5-2019-ncov.pdf)

3. Corman V, Bleicker T, Brünink S, et al. Phát hiện chẩn đoán Vũ Hán coronavirus 2019 bằng RT-PCR. Geneva: Tổ chức Sức Khoẻ Thế giới, ngày 13 tháng 1 năm 2020 (https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/wuhan-virus-assay-v1991527e5122341d99287a1b17c111902.pdf)

4. Hoàng C, Wang Y, Li X, et al. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm coronavirus 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Lancet. Ngày 24 tháng 1 năm 2020 (https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)30183-5/fulltext)

Vi rút có gì nguy hiểm?

Trên thế giới này, chưa có ai tìm ra thuốc chữa cho bất kỳ loại vi rút nào. Điều này phần lớn là do cơ chế hoạt động của vi rút rất đặc biệt. Một khi thâm nhập vào được tế bào sống, nó sẽ sát nhập một phần hay toàn phần mã di truyền của nó với mã di truyền của tế bào chủ. Và dùng cơ chế sinh sản của tế bào chủ để tiếp tục nhân lên về số lượng để đi đánh chiếm các tế bào lân cận. Chính vì thế, không thể tách rời vi rút ra và chữa khỏi bất kỳ bệnh nào gây ra do vi rút cả. 

Vắc xin là cách thông minh nhất của con người nghĩ ra để tự tạo kháng thể sẵn cho một loại vi rút nhất định. Để khi vi rút đó tấn công, thì đã có sẵn quân đội ngang ngửa ra ứng chiến. Tuy nhiên, khả năng thua là vẫn có. Hiện tại, sau 1 tháng phát hiện dịch bệnh gây ra do vi rút Corona, các nhà khoa học Trung Quốc đã giải mã thành công và công bố bộ gen của vi rút này. Tiếp đó, các nhà khoa học tại Melbourne, Úc đã công bố việc nuôi cấy vi rút Corona thành công trong phòng thí nghiệm từ mẫu của một bệnh nhân đã nhiễm Corona. Vì thế, hy vọng về một loại vắc xin cho vi rút này trong vòng 1-2 năm tới là có thể.

Ngoài vắc xin, còn có các loại thuốc khác giúp khống chế vi rút bằng cách làm chậm lại quá trình sinh sản của chúng và như thế thì hệ miễn dịch mới có cơ hội đánh thắng chúng. Khi nào hệ miễn dịch yếu đi thì sẽ lại thua như thường. Vì thế, việc phát hiện sớm cũng là một ưu thế để ngăn chặn quá trình sinh sản của vi rút ngay thời điểm ban đầu khi nó vừa xâm nhập cơ thể. 

Các loại kháng sinh sẽ không có tác dụng chống lại vi rút mà chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên trong quá trình điều trị các bệnh lây nhiễm do vi rút, kháng sinh cũng có thể được sử dụng để hạn chế tấn công từ các loại vi khuẩn cơ hội dấy lên khi miễn dịch suy yếu.

Làm sao để phòng tránh vi rút Corona khi vắc xin chưa có?

Nhớ hồi còn ngồi trong ghế nhà trường ở Đại Học, thầy dạy môn Hoá Sinh yêu thích có nói một câu rất ấn tượng, đó là: cuộc chiến giữa con người và các loại vi sinh là cuộc chiến không ngưng nghỉ, và niềm tin của tôi nghiêng về phía các vi sinh hơn! Ý thầy là vi rút và vi khuẩn sẽ luôn thay đổi và đột biến, con người sẽ khó mà theo kịp, nên khả năng các loại vi sinh thắng con người là cao hơn. 

Vậy có đường nào cho con người thắng lại các loại vi sinh này? Không gì khác ngoài một hệ miễn dịch mạnh khoẻ!

Cơ thể con người là một tổng hợp hoàn hảo và có khả năng ứng biến khôn lường với các loại vi rút và vi khuẩn mỗi ngày. Và vì nó làm quá tốt nên đôi khi chúng ta quên mất rằng điều kỳ diệu ấy đang xảy ra trong từng ngày mà chúng ta còn khoẻ mạnh. 

Để giữ hệ miễn dịch mạnh khoẻ, cần: 
1. Ngủ đủ 
2. Ăn uống đủ dinh dưỡng (nhiều rau và trái cây)
3. Vận động cơ thể mỗi ngày
4. Suy nghĩ tích cực và yêu thương nhiều hơn! (ví dụ như đừng giận người Vũ Hán vì đã lan truyền dịch bệnh mà hãy thương họ vì đã ở ngay tâm bão của dịch bệnh)

Riêng với dịch Corona lần này, vì nó lây lan qua đường hô hấp nên để phòng tránh vi rút này, nên:

1. Đeo khẩu trang y tế và vứt bỏ sau một lần dùng
2. Rửa tay thường xuyên và giữ cơ thể luôn sạch sẽ. Nếu phải di chuyển bằng các phương tiện công cộng như tàu, xe buýt, taxi thì nên rửa tay diệt khuẩn ngay sau khi xuống khỏi phương tiện đó
3. Hạn chế tối đa việc rờ tay lên mặt
4. Hạn chế đi lại chỗ đông người
5. Uống nước đủ để cổ họng không bị khô vì vi rút này không sống được trong môi trường ẩm ướt

Trong trường hợp bị lây nhiễm, các hỗ trợ y tế sẽ là rất cần thiết để giúp người bệnh có khả năng chống trả sự tấn công của vi rút kịp thời, nhất là đối với các trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu. 

Cầu chúc cho tất cả chúng ta luôn đầy tràn năng lượng tích cực và tình yêu để phòng chống mọi bệnh tật thành công! Hãy cùng cầu nguyện cho người Vũ Hán và người Trung Quốc để họ có thêm năng lượng để cùng nhau vượt qua đại dịch này! #prayforWuHan #prayforChina

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin