Chuyển đến nội dung chính

Không Phải Có Con Là Thành Cha Mẹ. Không Phải Cha Mẹ Là Luôn Luôn Đúng!

Mấy hôm nay cư dân mạng đang xôn xao vì vụ việc một em bé trai 10 tuổi chạy trốn khỏi cha mẹ về nhà ông bà nội vì bị cha ruột và mẹ kế bạo hành. Mình đọc đã thấy đau xót. Nhưng khi đọc đến lời bình của một bạn này thì thấy còn đau lòng hơn...


1. Bạo hành tâm lý (emotional abuse)

Tuy mình được lớn lên trong yêu thương nhưng những lần “thương cho roi cho vọt” và những lần lớn tiếng của cha mẹ vẫn là một ký ức hãi hùng. Một trong những ký ức ấn tượng nhất mà mình còn nhớ là cái cảm giác phẫn uất đến phát khóc khi thấy cha mẹ la mắng hay phạt đòn 2 đứa em. Lúc đó mình không hiểu đó là gì, sau này mới biết đó sự ghê tởm bạo lực cộng với sự bất lực khi phải tận mắt chứng kiến điều đó mà lại không thể làm gì. Và đó chính là sự bạo hành tâm lý, mặc dù lúc đó mình không phải là đứa đang bị đòn.

Bạo hành thể lý thì còn có thể lành, nhưng hậu quả mà việc bạo hành tâm lý gây ra thì sẽ rất lâu dài và khó có thể bù đắp ngược lại, theo một số các nghiên cứu khoa học đưa ra.

2. Hậu quả của bạo hành tâm lý trên trẻ nhỏ

Việc bạn ép con ăn mỗi ngày, thờ ơ khi con cố gắng kể chuyện sau mỗi lần tan học về, cha mẹ cãi nhau trước mặt con, hay cha mẹ ly dị chia cắt con cái đều là bạo hành tâm lý. Và có tác động tiêu cực lên đứa trẻ không thua gì bạo hành thể lý. Còn việc đánh đập trực tiếp trên cơ thể đứa bé không thể kháng cự thì đương nhiên là có bạo hành tâm lý trong đó rồi. Vì sự sợ hãi và kinh hoàng bị gây ra trong ký ức của trẻ là điều sẽ có thể đi theo và ảnh hưởng tâm lý, tính cách của bé đến suốt đời, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ.

Khoa học nói sao về việc này? Chỉ cần bạn google thì sẽ ra hằng hà sa số các nghiên cứu khoa học trên đủ mọi dân tộc cho thấy một kết luận duy nhất: bạo hành về thể lý lẫn tâm lý đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển từ sức khoẻ đến tâm hồn của các bé, phổ biến nhất là sự mất tự tin vào bản thân, dễ bị trầm cảm, bạo lực hơn, và bị rối loạn tâm lý hậu khủng hoảng! Không ít những tên giết người hàng loạt hay những kẻ hiếp dâm biến thái đều có một tuổi thơ đầy bạo hành và những tổn thương tâm lý thời thơ ấu không thể chữa khỏi. Bạn nào quan tâm có thể xem thêm các nghiên cứu khoa học ở trang sau Child Abuse and Neglect.

3. Kiên nhẫn và tình yêu


Điều may mắn là cái tương lai u ám này hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu các bậc cha mẹ để tâm thay đổi chính mình. "Thương cho roi cho vọt" đã được khoa học chứng minh là sai hoàn toàn. Bạo lực chỉ là cách giải quyết của những con người bất lực. Muốn thương thì hãy tìm cách hiểu con bạn đang nghĩ gì và hãy kiên nhẫn với chúng bằng tất cả tình yêu mà bạn có! Và đương nhiên nói thì dễ nhưng làm thì không dễ chút nào. Do đó, mình xin chia sẻ với các bạn một số gợi ý sau để các bạn bắt đầu hành trình thay đổi vì một tương lai tốt hơn cho con mình, nếu bạn muốn nhé!

1. Mỗi lần bạn nóng giận la mắng hay đánh con, hãy tự hỏi: “mình đang la/đang đánh để dạy nó hay để xả cơn bực tức của mình?” Đây là bước đầu tiên để bạn hiểu chính mình hơn trong vai trò làm cha mẹ.

2. Hãy nhớ lại những thứ bạn không muốn cha mẹ bạn làm cho bạn khi bạn còn là một đứa bé và cố gắng đừng để điều đó lặp lại trên những đứa con của riêng bạn. Chúng ta hoàn toàn có thể tốt hơn nhờ vào việc rút kinh nghiệm dựa trên những gì chúng ta đã trải qua.

3. Hãy tập nói “xin lỗi, cám ơn, mẹ/cha yêu con!” mỗi ngày với thật nhiều nụ hôn và những cái ôm thật chặt. 

4. Hãy cùng con thưởng thức một bản nhạc con bạn thích, cùng con đọc một quyển truyện con thích, và hỏi chúng tại sao chúng thích.

5. Và sau cùng, hãy đến gần thiên nhiên hơn! Khi bạn dành thời gian để ngắm nhìn những rặng núi hùng vĩ, những con sông êm đềm, những vườn hoa bạt ngàn, hay những bãi biển bao la, bạn sẽ thấy mình đủ nhỏ bé để bao dung hơn. Và nếu được thì hãy đem con bạn theo cùng những khi như thế!

Đây chỉ là bước dạo đầu! Phần còn lại mình chắc chắn với tình yêu bạn sẽ trở nên sáng tạo vô cùng trong cách hướng dẫn con mình trở thành những con người hạnh phúc hơn!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin