Chuyển đến nội dung chính

Tế Bào Gốc: Làm Đẹp Hay Tự Hại Mình?

 Gần đây rộ lên việc các viện chăm sóc sắc đẹp và giải phẫu thẩm mỹ quảng cáo rầm rộ và khẳng định chắc nịch về hiệu quả thần kỳ của việc tiêm tế bào gốc vào người để làm trắng da và trẻ hoá da, thanh lọc cơ thể, đẩy độc tố ra ngoài và làm tăng sức đề kháng, v...v...

Không chỉ có vậy, những tuyên bố chắc nịch này còn được đi kèm với một loạt các từ ngữ khoa học như EGF (epidermal growth factor), glutathione, collagen và một loại những giải thích nghe có vẻ rất hàn lâm nhằm khẳng định một điều duy nhất: tiêm tế bào gốc vào người không có tác dụng phụ, không gây nguy hiểm gì về sau, và đảm bảo đạt được mọi hiệu quả như mong muốn. 

HAHAHAHA

Vâng! Đó là phản ứng đầu tiên của bất kỳ một nhà khoa học chân chính nào khi đọc những dòng quảng cáo đó, vì nhiều lý do. 

1. Quá ảo vì quá hoàn hảo

Thứ nhất, điều này quá ảo vì quá hoàn hảo. Không có bất kỳ một loại thuốc hay một quy trình chữa trị nào trên cơ thể mà không có tác dụng phụ. Có điều chúng vẫn được sử dụng vì tác dụng chính của chúng có lợi hơn ngay cả khi các tác dụng phụ kia xảy ra. 

Và không ai có thể đảm bảo được bất kỳ điều gì một cách chắc nịch như thế ngay cả đối với những phương pháp chữa trị y khoa lâu đời, chứ đừng nói gì đến phương pháp tiêm tế bào gốc còn chưa được cho phép trên người trong giới y khoa nữa.

2. Chuột thí nghiệm mà còn phải trả tiền khủng

Trong giới khoa học, trước khi người ta thử điều gì mới thì thường sẽ thử trên chuột trước, rồi mới đến người. Vì sao? Vì chuột có đến 70% gen mã hoá protein giống với người, và vì chúng có thể chết hàng loạt mà không có ai thương tiếc nếu lỡ như thử không thành công.

Mỹ là nước đi đầu về nghiên cứu tế bào gốc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, biện pháp chữa trị dùng tế bào gốc duy nhất được Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm (FDA) của Mỹ cho phép đó là ghép tuỷ sống (bone marrow transplant), và chủ yếu được sử dụng để chữa bệnh ung thư máu. 

Nói như thế để hiểu rằng đến thời điểm này, tất cả các quy trình tiêm tế bào gốc vào người ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, cho dù tế bào gốc đó lấy từ đâu và có nguồn gốc xịn cỡ nào, hay thậm chí lấy từ chính cơ thể của bạn ra, thì bạn vẫn chỉ là một con chuột thí nghiệm cho quy trình chưa hề được kiểm chứng đó. Do đó, khả năng "tắt điện vĩnh viễn" của bạn thấp nhất vẫn là 50%.   


Không những thế, các nhà khoa học nếu muốn thử tiêm tế bào gốc trên người thì cần phải tuyển rất kỹ và còn phải trả tiền để đền bù bất kỳ tổn thất về thời gian và sức khoẻ nào cho người tham gia, kèm theo bản ký kết ghi rõ khả năng tử vong của người tham gia nữa. 

Đã có một vài cuộc thử nghiệm tiêm tế bào gốc để chữa bệnh được FDA cho phép trong 1-2 năm gần đây và mới chỉ dừng ở giai đoạn thứ 1 nghĩa là: tiêm tế bào gốc vào một người khoẻ mạnh bình thường và theo dõi xem họ có bị chết hay không. 

3. Không dễ thế đâu!

Tuy ngành nghiên cứu về tế bào gốc đã đạt được những thành tựu không nhỏ (đã có 2 giải Nobel về những nghiên cứu liên quan) và có rất nhiều hy vọng khả thi cho việc sử dụng tế bào gốc để chữa trị nhiều bệnh khác nhau nhưng việc sử dụng tế bào gốc trong thực tế vẫn còn rất mới. 

Đến hiện tại, chỉ mới có một quy trình làm đẹp sử dụng tế bào duy nhất được FDA công nhận vào tháng 6/2011 sau tận 10 năm xem xét. Phương pháp này có mục đích làm dịu bớt nếp nhăn quanh miệng khi cười, tên là LaViv. Các bác sỹ sẽ lấy tế bào da có khả năng tạo collagen của chính chủ nhân từ vùng sau tai, rồi gửi về phòng thí nghiệm để nuôi cấy từ 11 đến 22 tuần, sau đó mới sử dụng tế bào đã qua nuôi cấy đó để tiêm vào các đường nụ cười (smile lines) quanh miệng. 

Việc lấy tế bào gốc từ mỡ là có thật nhưng cũng không hề đơn giản như cách các mỹ viện quảng cáo. Và khi lấy được tế bào gốc rồi thì chúng cần phải được bảo quản và xử lý rất phức tạp và nghiêm ngặt trước khi có thể tiêm vào cơ thể trở lại. Trong khi đa phần các mỹ viện đều tiêm trực tiếp tế bào mà không qua xử lý gì cả. 

Không chỉ thế, khi tiêm tế bào gốc vào các vị trí khác nhau, cơ quan khác nhau trên cơ thể thì tế bào gốc còn cần phải được xử lý khác nhau nên không phải cứ mua một loại tế bào gốc nào đó là muốn tiêm vào đâu cũng được cả. Thậm chí, mỗi cơ thể khác nhau sẽ phản ứng với cùng một loại tế bào gốc khác nhau nữa nên rất khó tin khi một loại tế bào gốc nào đó có thể được sử dụng đại trà. 

4. Không chỉ có làm đẹp, và không chỉ ở Việt Nam

Nghe nguy hiểm thế, ấy nhưng mà không chỉ ở Việt Nam, mà thậm chí ở Mỹ trong những năm gần đây cũng nở rộ khoảng hơn 200 viện khác nhau quảng cáo cho việc sử dụng tế bào gốc không chỉ để làm đẹp, từ việc xoá nếp nhăn, nâng ngực đến trẻ hoá âm đạo, mà còn để chữa bệnh nan y, từ chứng rối loạn phát triển não (autism) đến chứng bất lực hay bệnh Parkinson nữa.

Sau nhiều năm chịu sự phản đối và sức ép của các nhà khoa học tại Mỹ, cuối cùng thì FDA cũng đã tuyên bố tế bào gốc phải được xem là thuốc và từ bây giờ sẽ phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt. 

Do đó, FDA đã đưa ra bản hướng dẫn tạm thời vào tháng 10/2015 vừa qua về việc sử dụng tế bào từ người và các sản phẩm liên quan. Đồng thời, FDA cũng mở một cuộc chưng cầu ý dân vào ngày 13/4/2016 sắp tới tại trụ sở ở thành phố Silver Spring, bang Maryland, Mỹ để mọi người quan tâm đều có thể tham gia hỏi đáp và đóng góp ý kiến về những chỉ dẫn mới này. 

Như thế, không phải cứ làm ở Mỹ, cái nôi của tế bào gốc, là yên tâm không sợ rủi ro, không sợ bị lừa phỉnh bởi những quảng cáo hấp dẫn, sự hào nhoáng của đội ngũ y bác sỹ sạch đẹp, và giá tiền khủng đâu.  

5. Treo đầu dê bán thịt chó

Những điều trên được bàn tới với mặc định: bạn được tiêm tế bào gốc thật. Nhưng có chắc là họ tiêm tế bào gốc cho bạn không?

Điểm qua vài trang quảng cáo trên mạng của Việt Nam, thì thấy thành phần của "tế bào gốc" đa phần được quảng cáo là có nguồn gốc Thuỵ Sỹ, bao gồm: glutathione, EGF, collagen, hay MFIII và đi kèm một loạt danh sách các a-xít. Tất cả các chất này đều không phải tế bào gốc. Do đó, lại càng không có gì đảm bảo sự an toàn tính mạng và sức khoẻ khi những chất này được tiêm trực tiếp vào cơ thể.

Ngoài ra, các loại kem bôi được quảng cáo là có tế bào gốc thì lại càng vô lý hơn nữa vì tế bào gốc cần được nuôi dưỡng trong điều kiện nghiêm ngặt mới có khả năng phát huy tác dụng. Một tuýp kem với hàng tỉ thứ hoá chất trộn lẫn thì không thể nào là môi trường sống cho tế bào gốc phát huy tác dụng của nó được. Không chỉ thế, ngay cả khi bạn bôi hẳn tế bào gốc xịn lên da cũng đừng mong có tác dụng gì cả chứ nói chi là một tuýp kem có chứa thành phần tế bào gốc không có nguồn gốc xác thực.

Thậm chí ngay cả những nơi quảng cáo "tế bào gốc tự thân" cũng không phải là đáng tin cậy. Bạn có dám chắc thứ mà họ lấy ra được từ người bạn là tế bào gốc không? Và thứ mà họ tiêm ngược vào người bạn có phải cùng một thứ khi họ lấy ra không? Và sau cùng, thứ đó có chắc là sẽ tốt cho cơ thể bạn ở vị trí được tiêm không?

6. Những dấu hiệu cảnh báo từ ISSCR

Sau đây là 6 dấu hiệu cảnh báo để bạn tránh xa những viện thẩm mỹ đáng nghi ngờ, do Hiệp Hội Quốc Tế Về Nghiên Cứu Tế Bào Gốc (ISSCR) đưa ra gần đây nhất:

1. Quảng cáo dựa trên nhân chứng là khách hàng trước đó.

2. Cùng một loại tế bào được sử dụng cho nhiều mục đích chữa trị khác nhau. 

3. Nguồn gốc tế bào và phương pháp trị liệu không được trình bày tỏ tường trước.

4. Khẳng định không có nguy cơ nguy hại gì. 

5. Giá cao hoặc có nhiều chi phí có khả năng phát sinh thêm trong quá trình trị liệu.

Mong các bạn đừng tiếp tục biến mình thành những chú chuột thí nghiệm tự nguyện với giá cắt cổ nữa nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin