Chuyển đến nội dung chính

El Niño Hay Con Người Giết Cá?

El Niño hiểu đơn giản là hiện tượng nóng lên của vùng xích đạo Thái Bình Dương tập trung ở khu vực trung tâm và phía đông của đại dương này.

Trung bình cứ 2 đến 7 năm sẽ có một đợt El Niño. Mỗi đợt El Niño sẽ gây ra những hậu quả nặng nhẹ khác nhau, rất khó để dự đoán. Nhìn chung, El Niño sẽ có thể gây ra bão, lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, nạn đói, mùa màng thất bát, các giống loài bị phân bổ lại, động vật bị chết hàng loạt, cá chết hàng loạt, và san hô bị tẩy trắng (không hẳn là chết nhưng nếu bị tẩy trắng quá lâu thì cũng sẽ chết).

Đợt El Niño năm 1997-98 là đợt nóng kinh khủng nhất trong lịch sử của El Niño, được gọi là Siêu El Niño, và gây hậu quả nghiêm trọng nhất bao gồm: bão nhiệt đới ở miền Đông Canada và Mỹ, lũ ở Trung Quốc, cháy rừng ở Úc, dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở Tây Thái Bình Dương và Châu Á, hơn 35 nước tuyên bố có thiên tai, mùa màng thất bát, đất đai mất chất, ô nhiễm sông ngòi, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt dẫn đến đói kém, cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên thế giới, san hô cũng bị tẩy trắng khắp nơi trên thế giới, và có 23,000 người tử vong do hậu quả của trận Siêu El Niño này.

Đầu năm 2014, một nhóm các nhà khoa học trên thế giới chuyên về dự đoán khí hậu đã đưa ra minh chứng cho mối liên quan giữa biến đổi khí hậu toàn cầu và El Niño trên tạp chí danh tiếng Nature Climate Change. Theo dự đoán có cơ sở của họ thì khi trái đất ngày càng nóng lên, tần số Siêu El Niño xảy ra cũng sẽ tăng theo, từ 1 lần mỗi 20 năm thì bây giờ sẽ là 1 lần mỗi 10 năm.

Bắt đầu từ tháng 8/2015, nhiều báo đài uy tín trên toàn cầu, trong đó có NOAA, đã đưa ra cảnh báo El Niño 2015-16 sẽ là đợt El Niño tương đương với đợt Siêu El Niño 1997-98 và thậm chí có thể kinh khủng hơn.

Vậy những lý do nào khiến El Niño và việc trái đất nóng lên có thể là thủ phạm của việc gây chết cá tại vùng biển Hà Tĩnh đến Đà Nẵng của Việt Nam?

1. El Niño dẫn đến thiếu hụt oxygen và thức ăn cho cá

Đoạn hoạt hình ngắn sau cung cấp bởi NOAA (National Oceanic and Atmostpheric Administration - Cơ Quan Theo Dõi Đại Dương và Khí Hậu Quốc Gia của Mỹ) cho thấy sự thay đổi về nhiệt độ bề mặt của biển (SST - sea surface temperature) Thái Bình Dương do ảnh hưởng của El Niño từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4/2016 rất rõ rệt. Màu càng đỏ thì nghĩa là nhiệt độ càng cao.

http://www.cpc.ncep.noaa.gov/products/analysis_monitoring/enso_update/gsstanim.shtml




 Nếu chú ý nhìn vào khu vực biển bao quanh Việt Nam thì có thể thấy rõ đây là khu vực bị tăng nhiệt độ theo hướng lấn sâu vào bờ, và có màu đỏ đậm. Nghĩa là khu vực biển Đông này có SST tăng nhiều nhất, từ 1 đến 2 độ C. Hậu quả là nhiệt độ bề mặt của nước biển dọc theo sườn Việt Nam tăng lên trên 28 độ C trong giai đoạn này, cũng là giai đoạn có cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng. Đợt Siêu El Niño năm 1997-98 cũng đã khiến SST của khu vực đông Thái Bình Dương này tăng trên 28 độ C. Rất tiếc là khi đó báo mạng ở Việt Nam chưa có nên không thể tìm lại được thông tin gì nhiều xoay quanh hậu quả của đợt Siêu El Niño này tại Việt Nam.

Bình thường, "đường phân cách nhiệt" (thermocline) ở biển Đông khu vực Hà Tĩnh-Đà Nẵng thuộc loại nông, và nằm trong khoảng từ dưới 50m đến dưới 100m mặt nước biển, theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc dẫn đầu bởi tiến sỹ Fan Wei, đã xuất bản trên tạp chí khoa học biển Acta Oceanol.Sin. năm 2014.

Đường phân cách nhiệt là vùng biển chuyển tiếp từ vùng biển bề mặt có nhiệt độ ấm hơn và vùng biển đáy có nhiệt độ lạnh. Phía trên đường này, lượng oxygen hoà tan trong nước biển (DO level) là 100%. Và phía dưới đường này thì DO sẽ dưới 100%. Các loại sinh vật biển đã thích nghi với điều kiện sống như thế tuỳ theo môi trường chúng đang sống.

Do ảnh hưởng của El Niño, bề mặt nước biển nóng lên, lượng oxygen hoà tan trong bề mặt nước biển sẽ bị giảm mạnh, và làm đường phân cách nhiệt này bị tăng lên, trong khoảng từ 20 đến 40m dưới mặt nước biển (thay vì quanh mức 50-100m). Hậu quả của điều này là cá sống ở từ 20m đến 100m dưới mặt biển sẽ thích ứng không kịp với việc thiếu oxygen (DO giảm đột ngột xuống dưới 100%), dẫn đến tử vong hàng loạt. Điều này phù hợp với việc các cá chết dọc bờ biển Hà Tĩnh-Đà Nẵng đa số là sống trong khoảng 30-40m dưới mặt nước biển.

Không chỉ vậy, El Niño còn ngăn cản lớp nước biển lạnh ở sâu dưới đường phân cách nhiệt trồi lên trên, mà đây lại là lớp nước biển giàu dinh dưỡng. Do đó, cá ở trên đường phân cách nhiệt sẽ bị thiếu cả thức ăn, ngoài việc thiếu oxygen ra. Và như thế, cá ở dọc Hà Tĩnh-Đà Nẵng sẽ còn tiếp tục chết cho đến khi El Niño chấm dứt, dự đoán có thể là vào tháng 6 này.

2. Cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên thế giới do ảnh hưởng của El Niño

Tính từ năm 2015 đến nay (cũng là lúc Siêu El Niño bắt đầu), tình trạng các sinh vật biển chết hàng loạt đã xảy ra liên tiếp cận kề nhau ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của El Niño. Gần Việt Nam nhất về phía Tây có Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, Malaysia, Singapore; về phía đông có đảo Hải Nam (Trung Quốc), Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Úc, New Zealand v…v.. rồi đến các nước xa hơn nhưng cũng nằm trong vùng ảnh hưởng ở châu Mỹ (Canada, Mỹ, Mexico, Nicaragua, Panama, Colombia, Brazil, Peru, Chile, Argentina v..v..), châu Âu (Iraq, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Anh, Ai Cập v…v…), và châu Phi (Algeria, Mauritania, Nam Phi).

Điển hình là tại Florida, hàng Km bờ biển đã bị phủ trắng bởi cá chết. Các nhà chức trách đã kết luận là do El Niño. Hay gần chúng ta hơn nữa là Campuchia, cuối tháng 4 vừa qua cũng có chừng 65 tấn cá chết trong các hồ, và cũng đã được các nhà chức trách kết luận do El Niño. Malaysia, Chile, Ấn Độ cũng đều bị cá chết hàng loạt và đều được các nhà chuyên môn cho là do El Niño.

Còn đây là bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) bị tăng do El Niño lấy từ NOAA, và mỗi chấm là một nước có tình trạng cá chết hàng loạt xảy ra vào năm 2015 và 2016 vừa qua. Nhìn vào bản đồ này, có thể thấy rằng các nước bị cá chết đều nằm trong vùng ảnh hưởng của El Niño, trong đó có Việt Nam.



3. Có vài điểm trùng khớp xoay quanh việc giống nhau giữa Siêu El Niño năm 1997-98 và 2015-16

Nếu là do El Niño làm cá chết thì tại sao trước giờ Việt Nam chưa từng có điều này xảy ra?

Điều này có thể giải thích là vì mỗi El Niño lại có biểu hiện và gây ra hậu quả khác nhau, nên sẽ không có lần nào như lần nào. Tuy nhiên, El Niño lần này được cho là giống nhất với lần xảy ra năm 1997-98. Và điều thú vị là hiện tượng cá chết hàng loạt này cũng đã chỉ xảy ra với một số nơi vào hai khoảng thời gian này là 1997-98 và 2015-16. Ví dụ gần Việt Nam nhất là Hong Kong và Úc. 

Tại Hong Kong, các nơi nuôi cá biển khắp nơi bị cá chết lên đến 80% vào tháng 3-4/1998. Nguyên nhân được kết luận là do tảo đỏ hay còn gọi là thuỷ triều đỏ (red tides). Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học Hong Kong và Canada, dẫn đầu bởi tiến sỹ Kedong Yin, trên tạp chí khoa học Marine Ecology Progress Series năm 1999, đã khẳng định vụ cá chết mùa xuân năm 1998 có nguyên nhân sâu xa là do El Niño dẫn đến hiện tượng tảo nảy nở quá độ, khiến cá bị chết vì thiếu oxygen và bị ngộ độc tảo.

Bắt đầu từ tháng 12/2015 đến nay, HK lại bị một trận cá chết
, và được so sánh là tương đương với trận năm 1998. Tổng cộng 36 tấn cá biển nuôi bị chết dọc sông Shing Mun. Nguyên nhân cũng là do thuỷ triều đỏ. Còn tại sao có thuỷ triều đỏ thì chưa rõ, nhưng được khẳng định là không phải do ô nhiễm nước.

Trong lịch sử của HK chỉ mới có 2 trận cá chết với số lượng lớn như thế, và thật tình cờ là cả 2 lần đều trùng với lúc xảy ra Siêu El Niño.

Tại Úc, El Niño đã được kết luận là thủ phạm tẩy trắng (coral bleaching) Rặng San Hô Great Barrier Reef của Úc lần đầu tiên vào năm 1997-98, và đã được ghi nhận lại trong quyển “The Geomorphology of the Great Barrier Reef: Development, Diversity and Change” của tác giả David Hopley, Scott G. Smithers, và Kevin Parnell.

Lần thứ 2 rặng san hô này bị tẩy trắng vào đợt El Niño năm 2002-03 và bị tiêu hủy hết 18%, nhưng đợt El Niño này không giống với đợt năm 1997-98.

Đây là lần thứ ba Great Barrier Reef bị tẩy trắng, và lần này, El Niño có thể là một trong những nguyên nhân phá huỷ đến 93% rặng san hô này. Như vậy trong lịch sử bị tẩy trắng của Great Barrier Reef có 3 đợt thì hết 2 đợt xảy ra cùng lúc với El Niño, và đợt thứ 3 là đợt kinh khủng nhất.

Cũng thật trùng khớp là ngày 7/5/2016 vừa qua, báo Pháp Luật cũng đã đưa tin các rặng san hô gần bờ ở Quảng Bình cũng đã bị tẩy trắng.

4. 35 tấn cá chết ở đảo Hải Nam ngày 4/5/2016

Đây là điều tôi đã trông đợi xem có xảy ra không. Và nó đã xảy ra. Lý do tôi nghĩ nó sẽ xảy ra là vì nó nằm rất gần Hà Tĩnh của Việt Nam trong vùng bị El Niño ảnh hưởng, và có nhiều đặc điểm khí hậu/dòng chảy/nhiệt độ v..v.. cùng với vùng bờ biển từ Bắc bộ đến Trung bộ của Việt Nam, nên có khả năng cao là sẽ chịu ảnh hưởng tương tự.

Với tất cả những lý do trên để chứng minh cho giả thuyết El Niño là nguyên nhân dẫn đến cá chết ở Việt Nam, thì sau tất cả, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là yếu tố con người.

Theo một nghiên cứu mới nhất xuất bản tháng 4/2016 vừa qua của nhà khoa học Andrew King, tại trường University of Melbourne, trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters, thì con người đã bắt đầu làm ảnh hưởng đến khí hậu và khiến trái đất nóng lên từ những năm 1930. 

Theo mô hình của họ, nếu không vì con người làm thay đổi khí hậu, thì những đợt nóng khủng khiếp đã không xảy ra trong những năm vừa qua, và khả năng rặng san hô Great Barrier Reef bị tẩy trắng sẽ giảm đến 175 lần. Họ cũng tìm ra rằng việc nước biển Coral Sea quanh khu vực rặng san hô này bị nóng lên 1.5 độ C là trong đó 1 độ C do khí thải của con người từ năm 1900, và chỉ có 0.5 độ C là do yếu tố thay đổi tự nhiên mà thôi. 

Những kết luận này không có gì ngạc nhiên, nhưng quan trọng là nó là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được con người là thủ phạm.

Thêm vào việc gây ô nhiễm không khí, đương nhiên việc con người gây ô nhiễm nguồn nước là không thể bỏ qua. Tất cả những điều này đều góp phần vào việc làm trái đất bị nóng lên, khí hậu bị thay đổi theo hướng tệ hơn, và do đó, El Niño ngày càng khủng khiếp. 

Trong một tương lai rất gần, trước khi thế kỷ này kết thúc, biển đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hàng loạt, theo một nghiên cứu năm 2010 của các nhà khoa học môi trường, dẫn đầu bởi tiến sỹ Hoegh-Guldberg tại Center of Excellence for Coral Reef Studies tại Queesland, Úc, và lý do chính có thể sẽ là do thiếu hụt oxygen trong nước biển.

Câu hỏi đặt ra là: chúng ta đã và đang làm gì để ngăn chặn điều đó xảy ra?


Bên lề:

***. Tính toán lượng chì trong biển

Khoảng 300Km (300,000m) là chiều dài đường bờ biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng.
Biển Đông sâu 40m gần bờ và 100m xa bờ.
Ống xả của Vũng Áng đặt ở 2km (2000m) ngoài khơi, tính từ đất liền.

-> Khi đó, thể tích nước biển là:
300,000m đường bờ biển x 40m độ sâu cạn nhất của biển Đông x 2000m bán kính ngắn nhất của biển bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của kim loại nặng Pb = 24,000,000,000m3 = 24,000,000,000,000L. 


Theo Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Dịch Bệnh Mỹ (CDC) thì nồng độ chì IDLH gây nguy hiểm đến mạng sống và sức khoẻ con người là 100g/1,000,000L chứ không phải là 1g/1,000,000L.

Như vậy, cần có ít nhất 2,400,000,000g chì hoà tan trong khối nước biển tối thiểu đã tính ở trên, tương đương 2,400,000kg hay 2400 tấn chì trong nước biển. Con số này quá kinh khủng để một khu công nghiệp như Vũng Áng có thể thải ra trong một thời gian ngắn.

Để so sánh tương đối, một nghiên cứu xuất bản năm 2014 của tác giả Jong-Mi Lee trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters cho thấy, toàn nước Ấn Độ thải ra tổng cộng cao nhất là 3500 tấn chì trong 1 năm. Và Ấn Độ cũng là nước thải ra chì nhiều nhất trong các nước Nam Á. Do đó, việc chỉ một khu công nghiệp Vũng Áng thải ra được 2400 tấn chì là không hợp lý cho lắm khi so sánh với số liệu kể trên của Ấn Độ.


Theo một số nhà khoa học Việt nào đó trích dẫn, 1gram chì/1,000,000L là đủ để gây chết người. Và số liệu được tác giả lấy từ EPA ( http://moitruongvadoisong.vn/2016/04/27/ca-chet-hang-loat-nguy-co-ngo-doc-kim-loai-nang-va-cac-luy/ ). Nhưng khi mình tìm kiếm thì kết quả cho ra số liệu IDLH của chì (Pb) không phải là 1g Pb/1,000,000L mà là 100mg/m3, tương đương 100g/1,000,000L. 

Tính toán cụ thể như sau: IDLH (Pb): 100mg/m3 = 100mg/1000L = 100,000mg/1,000,000L = 100g/1,000,000L

Số liệu này được lấy từ trang của Trung Tâm Phòng và Kiểm Soát Dịch Bệnh của Mỹ, tại http://www.cdc.gov/niosh/idlh/7439921.html

Nhận xét

  1. Nếu theo quan điểm của tác giả thì vùng biển phía nam của Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng nặng hơn của el nino mới là nơi cá dễ bị chết, điểm thứ 2 không hợp lý là vụ cá chết ở miền trung, cá chết xuất hiện dần dần từ bắc xuống nam, trong khi el nino gây ảnh hưởng lên phía nam lớn hơn phía bắc, điều cuối là kim loại nặng được phát hiện trong nước biển ở Huế là Cr ko phải Pb.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. This comment has been removed by the author.

      Xóa
    2. chuyên gia nghiên cứu lại là người Trung Quốc

      Xóa
    3. Bạn còn phải xem hải lưu thế nào nữa. Cá chết giống như rác, sẽ dạt vào bờ ở đâu tuỳ theo hải lưu.

      Xóa
    4. Dòng hải lưu thời điểm tháng 4 ở khu vực sát bờ biển miền Trung thì đi từ Hà Tĩnh đến Huế, còn ở khu vực xa bờ thì có chiều từ phía Nam đến giữa quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (tạo thành một hoàn lưu ngược chiều kim đồng hồ). Nếu mình cố gắng diễn dịch theo cách nói của bạn thì là cá chết ở miền Nam được hải lưu đẩy ra khu vực Hoàng Sa rồi theo hoàn lưu vòng về Hà Tĩnh ư?
      Trong số cá chết có cá dạt vào bờ, nhưng cũng có cá lồng bè đang được nuôi cùng khu vực nữa bạn ạ, thế nên cho rằng cá ở nơi khác chết dạt vào là chưa thuyết phục.

      Xóa
  2. Mình cũng có thắc mắc tương tự như bạn Ngoc Bien Tran, về sự ngược nhau của chiều lan truyền sự tăng nhiệt độ dọc bờ biển VN và chiều lan truyền cá chết. Không biết Dr. Minh có ý kiến gì về chi tiết này?
    @Ngoc Bien Tran: Việc đưa ra các thống kê liên quan đến Pb là tác giả lấy ví dụ theo một bài viết cảnh báo về tác dụng của kim loại năng thôi bạn. Nếu xét Cr thì ngưỡng nồng độ an toàn của Cr còn cao hơn cả Pb. Xem link sau bạn sẽ thấy 50g/1,000,000 lít nước vẫn là ngưỡng an toàn của nồng độ Cr(+6) trong nước biển. Nồng độ cao nhất được cho phép tại một thời điểm của Cr(+6) trong nước biển có thể lên tới 1100g/ triệu lít.
    https://www.epa.gov/wqc/national-recommended-water-quality-criteria-aquatic-life-criteria-table

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn đã trả lời giúp mình!
      Còn về thắc mắc của bạn thì có thể giải thích dễ dàng bằng việc di chuyển của nước biển (hải lưu) theo vòng tròn chiều kim đồng hồ ;)

      Xóa
    2. (Mình chỉ post lại cm đã viết tr6en kia)
      Dòng hải lưu thời điểm tháng 4 ở khu vực sát bờ biển miền Trung thì đi từ Hà Tĩnh đến Huế, còn ở khu vực xa bờ thì có chiều từ phía Nam đến giữa quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (tạo thành một hoàn lưu ngược chiều kim đồng hồ). Nếu mình cố gắng diễn dịch theo cách nói của bạn thì là cá chết ở miền Nam được hải lưu đẩy ra khu vực Hoàng Sa rồi theo hoàn lưu vòng về Hà Tĩnh ư?
      Trong số cá chết có cá dạt vào bờ, nhưng cũng có cá lồng bè đang được nuôi cùng khu vực nữa bạn ạ, thế nên cho rằng cá ở nơi khác chết dạt vào là chưa thuyết phục

      Xóa
  3. Xem video này (https://youtu.be/ZlTBC91L-x0) thì bạn sẽ biết được câu trả lời cho câu hỏi: chúng ta đã và đang làm gì để ngăn chặn điều đó xảy ra?

    Trả lờiXóa
  4. vay cac chet la do cai quan que tren chu kg phai nhiem doc phai kg neu vay cac nay an dc phai kg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu giả thuyết này của mình đúng thì cá ăn được và không nhiễm độc. Theo các báo cáo của chính quyền thì cá cũng không bị nhiễm độc.

      Xóa
  5. thì cá ăn đc mà, chỉ là các mẹ dâm chủ không muốn cho ngư dân bán đc cá nên mới làm trò kêu nhiễm độc mà người ta xét nghiệm ra thì chả có độc gì

    Trả lờiXóa
  6. Sự kiện 35 tấn cá chết trong bài viết ở Hải Nam, chính xác là ở trong hồ Hồng Thành ( mút bên trong đảo Hải Nam ), cá chết là một loài cá biển, nguyên nhân chết đc tin là đàn cá này ko hiểu bằng cách nào bơi từ biển vào và chết vì sự thay đổi hàm lượng muối quá thấp trong hồ.

    m.ltn.com.tw/news/world/breakingnews/1689660

    Ko biết tác giả có tìm hiểu kĩ chưa, tại sao lại cố tình lái về hiện tượng elnino ?

    Trả lờiXóa
  7. Sự kiện 35 tấn cá chết trong bài viết ở Hải Nam, chính xác là ở trong hồ Hồng Thành ( mút bên trong đảo Hải Nam ), cá chết là một loài cá biển, nguyên nhân chết đc tin là đàn cá này ko hiểu bằng cách nào bơi từ biển vào và chết vì sự thay đổi hàm lượng muối quá thấp trong hồ.

    m.ltn.com.tw/news/world/breakingnews/1689660

    Ko biết tác giả có tìm hiểu kĩ chưa, tại sao lại cố tình lái về hiện tượng elnino ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài báo của bạn mình đọc không hiểu nên mình không bàn, nhưng như bạn nói "được tin là..." Và "không hiểu bằng cách nào..."
      Thì mình thấy những giả thuyết có logic của tác giả đáng tin hơn :) tại sao lại nói là "cố tình lái" được :)

      Xóa
  8. This comment has been removed by the author.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin