Chuyển đến nội dung chính

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My

28/3

😱🥰👊We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!! 💪🙋‍♀️

Wow -  300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers. 

It is indeed the power of community and together we stand! 

And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support! 

Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends meet now. 

H.A.T team

https://www.facebook.com/donate/298730061094465/?fundraiser_source=feed

*** More info of the initiative here *** 

Wow... hơn 300 mạnh thường quân đã góp sức cho dự án H.A.T trong chưa tới 12 giờ đồng hồ kể từ khi dự án được giới thiệu với mọi người. Thật sự không biết phải diễn tả niềm hạnh phúc này như thế nào! Mình chào ngày mới bằng sự cảm động không đong đếm được. Thật ấm áp khi nhìn thấy rất nhiều bạn bè ủng hộ cho chiến dịch gây quỹ lần này. Những khoản tiền đóng góp đến từ nhiều nơi trên thế giới, từ nhiều người với nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng có chung một sự sẵn lòng chia sẻ  Trong đó có cả một bạn nhỏ đã nói rằng cậu bé muốn để dành phần tiền tiết kiệm tí hon của mình để giúp đỡ cho những cô giáo của cậu, số tiền nhỏ mà tấm lòng của bé thật to lớn và đầy tin yêu! 

Đó chính là sức mạnh của cả một tập thể, một cộng đồng mà mỗi chúng ta là một phần trong đó, đúng không? 

Những ngày này là lúc chúng ta thấy sự xáo động trên mọi ngóc ngách của thế giới, cũng là lúc chúng ta nhìn thấy mình xích lại gần nhau để cùng sẻ chia và chung tay góp sức giúp đỡ nhau!

Đừng ngần ngại chia sẻ tình yêu thương cho người khác! Từ tình yêu nhỏ cụ thể hóa bằng 1 usd cũng có thể góp gió thành bão, để hàng trăm hàng ngàn giáo viên với hoàn cảnh khó khăn có thể đứng vững trên đôi chân của mình với điểm tựa nhỏ nhoi từ cộng đồng H.A.T để trụ lại với nghề cao quý của mình!

Nhóm dự án H.A.T

Tại sao là H.A.T - Help A Teacher?

Cô Thúy - Giáo viên mầm non đã 10 năm. Mẹ đơn thân, con trai 9 tuổi tăng động, câm điếc. Bình thường đi làm, cô gửi con cho Sơ nhờ giữ, bé không đến trường. Cô vừa đi dạy, vừa chịu khó dạy con tập nói. Hai mẹ con ở trọ ở Sài Gòn. Rồi Covid-19 tới, sau những ngày ở nhà trọ chờ đợi ngày đi dạy lại mà không được, cô đành dắt con về quê ở với mẹ. Hàng ngày cô phụ mẹ công việc may vá. Thu nhập thời gian này hầu như bằng 0. 

Có bao nhiêu hoàn cảnh như cô Thúy trên đất nước Việt Nam này? Nhiều bạn hỏi sao dự án chỉ giúp giáo viên mầm non tư thục? Bởi vì trong lĩnh vực giáo dục, họ là những người bị tổn thương nhiều nhất trong giai đoạn này. Bình thường lương đã không cao, nên tích lũy không có. Nhiều người còn không có bảo hiểm. Mọi thứ khó khăn khi ùa đến cùng một lúc sẽ khiến những người lâu năm với nghề cũng muốn buông tay.  

Sức người có hạn, sức tụi mình nhỏ nên cũng chỉ làm được đến đó. Chưa tới 10 ngày, cả team đã "chạy đôn chạy đáo" để:
1. Launch được website với đầy đủ nội dung cần biết: http://hatvn.org/
2. Lập Fan Page của dự án để cập nhật tiến độ dự án thường xuyên: https://www.facebook.com/hatvn.org
3. Donation Page để các bạn ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài có thể donate bằng thẻ: https://www.facebook.com/donate/298730061094465/10163200257350397/ 

Thứ Hai tới tụi mình sẽ mở tài khoản riêng của dự án ở Vietnam để hạch toán rõ ràng và minh bạch mọi khoản Thu - Chi.  

Đã bắt đầu nhận hồ sơ xin xét duyệt. Thương nhờ các bạn share dùm để tụi mình có thể:
1. Gây quỹ càng nhiều càng tốt
2. Nhận nhiều hồ sơ để giúp được nhiều người
3. Kết nối được với những gia đình "tiền tuyến" chống dịch để hỗ trợ trong khả năng của dự án (xem thêm ở đây http://hatvn.org/ )

Cảm ơn cả nhà 


Tu Tran, Sài Gòn, Việt Nam

25/3
Bữa giờ nghe vụ sinh viên y chửi thầy cô về việc bắt quay lại học, còn phụ huynh vô trường phản đối nữa thì tui pó tay, rất muốn viết gì đó nhưng ngán gạch quá. Chẳng thầy cô nào muốn hại chết các em đâu, cũng ko ai đẩy tụi em vào chỗ nguy hiểm cả.
Lúc khó khăn sẽ thể hiện bản chất của mỗi người. Lúc mùa dịch sẽ thể hiện tính cách của cả dân tộc.
PS.: nghe mọi người nói chết chóc hoảng quá, sáng nay tui lỡ tay đăng ký tự nguyện tham gia khám cho bn Covid nếu có cho bệnh viện rồi, giờ nghĩ lại sợ quá 🥳

28/3
Đến thời điểm này cũng ko biết nói gì hơn, mọi người đã hoàn toàn bị em Cô Vy hớp hồn rồi. Muốn viết dài nhưng sợ mọi người ko đọc, em chỉ nêu 2 điểm đang diễn ra thực tế trong mùa dịch tại VN. Có điều thấy rất hay và lạ, mọi người cứ bàn luận, tiếc thương cho nào Ý, TBN, Anh, Mỹ, thiếu máy thở, chọn lựa bệnh nhân. Đó là chuyện lạ sao? Chuyện đó theo em diễn ra hàng ngày ở các bv VN, em phải giải thích bn ko có máy thở về hoài có ai quan tâm đâu. BN nặng, đánh giá tiên lượng tử vong thì giải thích về để ưu tiên máy thở cho bn còn cứu được. Ai ở BV em muh nói chưa từng làm chuyện đó thì em chắc chắn ko làm lâm sàng. Lần đầu tiên em thấy có bệnh muh phải điều trị ko được để chết bất kỳ ai. Nhân viên y tế còn để vài bài báo giật tít hớp hồn nữa nói chi dân thường.
Vấn đề khủng hơn phát sinh: HẾT MÁU ĐỂ TRUYỀN. Sinh viên có đi học đâu vận động hiến máu, nguồn cung chính bị cắt rồi, giờ tới nhân viên văn phòng cũng bắt đầu nghỉ. Rất nhiều bệnh nhân đang cần máu truyền mà gần hết rồi kìa. Bên em chỉ mới xài số ít, do xuất huyết nội, còn rất khó khăn. Số lớn bn huyết học thì sao, ai quan tâm tới họ ko? Số lượng bn tử vong do thiếu máu nếu tình hình này kéo dài sẽ rất lớn. Hay họ ko có máu truyền là chuyện của họ, chết của họ cũng ko ai quan tâm, đơn giản tại ko lây nhiễm tới bản thân anh chị là được rồi.
Những chuyện em thấy rất tội cho chính bn VN thì ko ai quan tâm, vì mọi người còn đang bận bàn luận chính trị, y tế thế giới.

Thao Nguyen, Massachusetts, Mỹ

27/3

Dolphins swimming in canals in Venice might not be real, but turkeys have truly  taken over Harvard Square.
One silly turkey was trying to get to her reflection very hard. We passed by the turkeys again after 20 mins, and she was still doing the exact same thing. #covidtime @ Harvard Square
(Cá heo bơi trong kênh rạch ở Venice có thể không có thật, nhưng gà tây đã thực sự chiếm lấy Quảng trường Harvard. Một con gà tây ngớ ngẩn đang cố gắng hết sức để nhìn mình trong gương. Chúng tôi đi ngang qua những con gà tây này 20 phút sau đó, và cô ấy vẫn đang làm điều tương tự. #thờicovid @ Quảng trường Harvard)


Ryan Phung, Singapore

28/3

Nói tiếp về chuyện đọc báo mạng.

Hai tweet cách nhau khoảng 20 phút của New York Times, nói về hai vấn đề tương đương nhau (Trung Quốc và Ý phong toả), nhưng theo hai giọng điệu hoàn toàn ngược nhau.

Bên trái: Để chiến đấu với Coronavirus, Trung Quốc phong toả 60 triệu người và ban bố quy định cách ly và giới hạn di chuyển đối với hàng trăm triệu người khác. Một chiến dịch phải trả giá bằng sinh kế và quyền tự do của nhiều người.

Bên phải: Tin nóng: Ý đang phong toả Milan, Venice và hầu hết miền bắc, hi sinh nền kinh tế trong một nỗ lực chế ngự sự bùng nổ dịch Coronavirus khủng khiếp nhất châu Âu.

------

New York Times là một báo có tiêu chuẩn biên tập rất cao và thiên tả (tức là thường cẩn thận hơn trong những vấn đề về phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc, ...). Nhưng cũng không tránh khỏi những hạt sạn như thế này.

https://twitter.com/nytimes/status/1236479276586807296
https://twitter.com/nytimes/status/1236484352965521408


Nguyen Tri Anh, New York, Mỹ

28/3

1. Với hơn 100k active cases, Mỹ đã phá đảo mọi cuộc chơi khi số lượng người nhiễm còn nhiều hơn cả TBN và Đức cộng lại. Hai quốc gia này đều có số người nhiễm trên 40k
2. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, Trăm vẫn tuyên bố Mỹ kiểm soát rất tốt bệnh dịch. Vâng và rất nhiều bà con nước Mỹ cũng vẫn tin vào lời tuyên bố này và đi hết từ party này sang party khác. Có lẽ Mỹ đã thua trong cuộc chiến chống bệnh dịch, và cuộc chiến hiện tại Mỹ không phải là Mỹ vs Corona, mà chính là cuộc nội chiến: Kinh Tế vs Y Tế. 
3. Nhưng buồn cười ở chỗ khi được hỏi về cách đối phó với dịch bệnh Trump tuyên bố như ông vừa bước ra khỏi Harry Porter: “ Miracle will happen”. Vâng, mong là mircale sẽ đến nhưng chẳng miracle nào có thể đến mà thiếu đi hành động cả. 
4. New York và New Jersey vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng power ranking. Team East thua khoản nào cứ riêng corona thì chưa hết hiệp 3 cũng biết team nào thắng. 
5. Nhìn vào mặt tích cực, đéo có mặt tích cực nào cả 😞 
#stayhomedumbass


Trinh Trang Yarett, New York, Mỹ

28/3

Tháng 3, trong tâm bão

Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở New York City thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ. Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, NYC của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực. 

Đầu tháng 3, hai vợ chồng được nghỉ và vẫn còn kéo nhau road trip xuyên bang. NYC và nước Mỹ lúc này vẫn còn hoạt động bình thường. Dịch bệnh lúc này hầu hết chỉ ở Seattle. Ngay trong bệnh viện mọi người cũng chỉ nói về Covid-19 như thể nó ở tận đâu xa lắm và không liên quan đến mình, chỉ là những ai đi du lịch từ những nước vùng dịch về thì phải cách ly 14 ngày. Hai đứa mình may mắn không lên kế hoạch đi chơi xa như mọi lần, vì cần ở lại đi ăn đám cưới bạn thân. Ngày xuất hành đi chơi cả hai còn đùa với nhau là nếu có ai đi dự đám cưới này mà bị nhiễm bệnh cũng chả sao, vì hết phân nửa khách mời là bác sĩ. Vậy mà chỉ trong vòng 10 ngày đi chơi mà mọi sự đã thay đổi đến chóng mặt.

Ngày thứ nhất, ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở New York. Bệnh viện của hai đứa đều gửi email  nhắc nhở mọi người cẩn thận, chú ý rửa tay thường xuyên.

Ngày thứ hai, email từ bệnh viện nhắc lại từng bước mặc dụng cụ bảo hộ (PPE) trong trường hợp có bệnh nhân nghi mắc Covid-19.

Ngày thứ ba, ca bệnh thứ hai xuất hiện, dù không phải ở trong NYC mà là ở vùng ngoại ô New Rochelle, đây lại là ca siêu lây nhiễm khi bệnh nhân này đã nhập viện từ cách đó mấy ngày với chẩn đoán viêm phổi và hoàn toàn không được cách ly. Khi đọc tin này, mình đã bắt đầu thấy rùng mình khi nghĩ đến những người thân và nhân viên trong bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân này và hoàn toàn không mặc đồ bảo hộ, và nghi là trong vài ngày tới sẽ xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm từ bệnh nhân này. 

Ngày thứ tư, có 9 ca bệnh mới và đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Bệnh viện bọn mình tiếp tục gửi email nhắc nhở nên hạn chế đi du lịch đến các quốc gia có dịch, và nếu không có gì cần thiết thì đừng nên đi đâu cả. Lúc này dịch đã bùng phát mạnh mẽ tại Ý. 

Ngày thứ năm, bệnh viện email nhắc lúc nào nên dùng khẩu trang N95 và lúc nào dùng khẩu trang thường. Trong email họ cũng cấm không được lấy nước rửa tay khô trong kho ra dùng. Lúc đọc email này mình thấy buồn cười, vì nước rửa tay khô bình thường để đầy trong kho, còn phát miễn phí cho bệnh nhân nữa, cớ gì phải cấm như vậy. Nhắn tin hỏi bạn thì mới biết là do mọi người bắt đầu mua sạch sản phẩm này trong siêu thị, và bệnh nhân và người đi thăm bệnh bữa giờ đã “chôm” hết trong bệnh viện, nên bây giờ nó lại là hàng hiếm, và không được dùng thoải mái như xưa nữa.

Ngày thứ sáu, NY có 44 ca bệnh, hầu hết đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Email từ bệnh viện thông báo tất cả những buổi họp hay bài giảng nào có nhiều hơn 25 bác sĩ đều phải bị huỷ bỏ. Họ bắt đầu lo sợ nếu nhiều bác sĩ bị bệnh cùng lúc thì sẽ không có ai chăm bệnh nhân. 

Ngày thứ bảy, NY có 89 ca. Bệnh viên thông báo tất cả những bác sĩ và nhân viên đang làm việc ở nước ngoài đều phải quay về ngay lập tức. Bạn bè nội trú của mình đang thực tập 1 tháng ở Châu Phi cũng bị bắt quay về. Bệnh viện cũng yêu cầu các bác sĩ đang được nghỉ phép phải khai báo là đã đi đâu và định đi đâu. Cả hai đứa mình đều phải đưa ra lịch trình đi chơi, lúc này chỉ mong về nhà ngay vì cảm thấy tình hình khá căng thẳng.

Ngày thứ tám, số ca tăng lên 106. Bệnh viên yêu cầu nhân viên nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đều phải ở nhà, không được đi làm, để tránh lây nhiễm.

Ngày thứ chín, 142 ca. Nước Ý thông báo giới nghiêm toàn quốc. Bệnh viện NY nhìn bệnh viện Ý bị quá tải, bắt đầu lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra ở đây. Bệnh viện của mình thông báo PPE bắt đầu bị thiếu hụt và yêu cầu hạn chế số người ra vào phòng bệnh nhân để tiết kiệm đồ bảo hộ.

Ngày thứ mười, 173 ca. Hai đứa mình về lại NYC, chuẩn bị đi làm lại, và bước thẳng vào tâm bão. 

Từ ngày thứ 10 đến hôm nay, mọi thứ hoàn toàn bị mất kiểm soát, và đây cũng là hiện thực cuộc sống trong tâm dịch:

Là tất cả bệnh viện ở NYC hiện giờ đang hoàn toàn quá tải. Số ca bệnh cứ tăng lên gấp đôi mỗi 3 ngày. Số lượng bệnh nhân bị nặng và cần đặt nội khí quản khá cao, và số máy thở đang vơi dần. Khi mình viết những dòng này, thì bệnh viện của mình và của Ian chỉ còn khoảng 100 máy thở mỗi nơi. Và vấn đề không phải chỉ ở số máy thở, mà còn là thiếu hụt số phòng và số nhân viên có thể chăm sóc bệnh nhân. Hiện giờ cả khoa nhi của bệnh viên mình đã phải dọn qua bệnh viện khác để dành phòng cho bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dã chiến đang được dựng lên khắp nơi, và chính phủ đang kêu gọi các bác sĩ đã về hưu quay lại làm việc vì không đủ bác sĩ. 

Là số đồ bảo hộ (PPE) cứ vơi dần đều. Ban đầu quy định là tất cả mọi người phải mang N95 khi khám bệnh nhân nghi nhiễm, và phải thay khẩu trang giữa các bệnh nhân. Khi số lượng N95 giảm mạnh, thì quy định mới là được phép dùng lại N95 trong một ngày, rồi lại đổi thành chỉ được dùng N95 khi đặt nội khí quản, còn lại phải đeo khẩu trang thường. Và hiện tại bây giờ, khi số lượng khan hiếm cùng cực, thì mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác. Bình thường, chuyện dùng lại khẩu trang là chuyện không tưởng, và nếu bị bắt gặp thì sẽ bị phạt ngay, nhưng thời điểm này thì bao nhiêu quy định đều không còn tác dụng gì nữa hết. 

Là hiện thực đau lòng là hầu hết bệnh nhân Covid-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa. Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được. Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt, khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất. 

Là hầu hết nhà xác đều đã quá tải, không còn chỗ để thêm, nên bây giờ thành phố phải đem xe tải đông lạnh tới để chở xác. Và vì lệnh cấm tập trung đông người, nên người mất cũng không được có đám tang. Người nhà tới giờ vẫn không thể gặp họ lần cuối.

Là sản phụ bây giờ phải đi sinh một mình, không được có chồng hay người nhà vào thăm để tránh lây nhiễm. Là bao nhiêu ông bố lỡ dịp không được nhìn thấy con mình ra đời.

Là các nội trú sinh các ngành khác nhau đều được điều động đến giúp ngành đa khoa và cấp cứu, khi họ hoàn toàn kiệt quệ về sức lực và quá nhiều bác sĩ đã mắc bệnh và phải ở nhà. Là quyết định cho sinh viên năm cuối trường Y tốt nghiệp sớm để có thêm một lượng bác sĩ mới để giúp bệnh viện trong cơn đại dịch này. 

Là khi mình và bạn bè trong ngành đều không dám về nhà hay gặp người nhà, vì bọn mình đã mặc định là chắc chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không đứa nào muốn để lây cho ba mẹ và ông bà. Cả tuần nay mẹ chồng mình đều tới nhà, nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách vài mét và chỉ được nhìn và nói chuyện với hai đứa mình qua cửa sổ. Hôm qua bà lại đòi vào nhà, và Ian phải nói, “Mẹ không được để bị lây bây giờ, nếu chẳng may bị bệnh mà phải vào bệnh viện, thì mẹ phải vào một mình, và nếu phải lựa chọn giữa mẹ và một bệnh nhân khác trẻ hơn, thì chắc chắn bác sĩ sẽ đưa máy thở cho người kia, vì cơ hội sống cao hơn. Nếu chuyện đó xảy ra vì con lây cho mẹ thì con sẽ ko bao giờ tha thứ cho mình được”. Thế là bà lại phải quay ra.

Là khi bọn mình phải sống trong nỗi sợ là sẽ lây bệnh cho chồng/vợ/người yêu, những người đang sống ngay trong nhà. Bạn bè mình có người phải xuống ở tầng hầm, ngủ giường riêng, có người phải ra thuê khách sạn hoặc airbnb ở, đứa nào có con thì phải gửi con về ở với ông bà và tuyệt đối không dám gặp con. Hay đứa mình vì cùng là bác sĩ nên không có đường nào thoát, và cứ mặc định là đứa nào bị trước cũng sẽ lây cho đứa kia thôi. 

Là khi dịch bệnh khiến người ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Các bác sĩ đều đang hối hả lập di chúc, đặc biệt những ai đã có con. Vợ chồng phải dặn nhau trước là nếu đến lúc hoàn toàn hôn mê thì có nên đặt nội khí quản không, hay là cứ để cho ra đi thanh thản. Lời nói đùa mọi khi “Nếu em có chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi” trong thời điểm này lại thành ra nói thật. 

Là các ông bố bà mẹ có con đi làm trong bệnh viện là cứ như đang ngồi trên đống lửa. Mẹ chồng mình thì mua đủ thứ thuốc bổ khác nhau bắt hai đứa uống, và mỗi ngày đều tiếp tế lương thực, nhưng chỉ dám để trước cửa vì không được vào nhà gặp mặt. Mẹ đứa bạn mình, mỗi khi nó trực đêm là bà thức nguyên đêm nói chuyện cùng nó vì bà lo đến không ngủ được. Ba đứa khác thì năn nỉ nó xin nghỉ làm đến khi nào hết dịch rồi quay lại. Nhưng thời điểm này không ai nỡ xin nghỉ, vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa.

Nhưng trong thời điểm khó khăn này, lại làm mình thêm trân quý những gì mà gia đình, bạn bè, và cộng đồng đang chung tay góp sức giúp bọn mình chống dịch:

Là khi nhận được tin từ bệnh viện là chỉ còn đủ 1 khẩu trang cho mỗi bác sĩ, mình đã gửi tin nhắn cầu cứu đến một loạt bạn bè, hỏi xin nếu đứa nào còn khẩu trang thì cho mình mua lại. Vậy mà chỉ trong vòng mấy ngày, bọn bạn mình đã hỏi dò người quen và bằng cách nào đó mỗi đứa đều kiếm ra được vài chục khẩu trang gửi về cho mình. Ba mẹ cũng chạy khắp thành phố kiếm chỗ bán khẩu trang để gửi lên. Giờ vậy mà mình đã có đủ khẩu trang ít nhất đến khi có hàng mới về bệnh viện.

Là khi hàng loạt các nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn đều quyết định tặng phần ăn cho bác sĩ và y tá để bọn mình tập trung làm việc. Từ UberEats, Sweet Greens, rồi bao nhiêu tiệm bánh nổi tiếng, chỉ cần đưa thẻ ID bệnh viện ra là sẽ được ăn miễn phí, mà còn được giao tới tận bệnh viện nữa. Rồi thì nhãn hiệu giày và quần áo cũng tặng sản phẩm cho nhân viên y tế. Cả thành phố bây giờ đều dồn lực và hi vọng về các bệnh viện.

Là khi cả thành phố hẹn nhau chiều nay đúng 7h cùng nhau vỗ tay cảm ơn và cổ vũ đội ngũ y tế trong bệnh viện. Tới đúng giờ, ngồi trong bệnh viện nhìn ra là thấy một loạt người dân đứng ở ban công vỗ tay náo nhiệt, và vẫn giữ đúng luật không đi ra đường và không đứng gần nhau, lại cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết. 

Và vì tất cả những điều đó, mình tin là NYC sẽ qua được đại dịch này. Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được, nhưng Covid-19 sẽ qua đi, và thành phố này sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ. 

 Bài viết cho một tháng 3 đầy bão táp


Mai Sao Lonsdale, California, Mỹ

28/3

#covid19 personal update:
- Saigon: a friend’s husband got admitted to quarantine camp in Hoc Mon tonight just now. He requested a test based on where he was with possible contact with positive cases in Saigon. He got picked up at 5pm and the bus ran around picking up another 20 people and just got into the camp at 11pm. Just now they got some food. They were told to get tested on Monday since it’s the weekend so no testing center is working and that the 40 mins test kit available at the airport was a low accuracy kit so this one will take longer. He stays in a room with 6 people and only 1 fan.
Other families are fine. Hopefully all are taking social distancing serious! 
- NYC: everyone is staying home. All of our friends and family are doing okay so far. But the city is a mess
- Main, MA, Seattle: all friends and family are staying home and all are okay. Social distancing taken serious there.
- California LA: a friend’s hospital has a few surgery residents got positive results. 10+ positive patients. A lot of donations on equipments since her director helped to write scripts for Grey’s Anatomy (I’m still watching the last season) other family and friends are all well staying put.
- California Bay Area: our friends are all grounded! Family is fine. All investors and entrepreneur friends are going crazy at home or work (in a good way) trying everything to help with innovations to stop this virus, modifying current business to help out. Others are influencing DC directly with policy, interpreting the newly changes and reaching out to portfolio companies in need. All jobs are safe for now. 
 - no border: non stop conversation on things we can do immediately, sourcing, reading interpreting regulations, researching materials, updating situation everywhere! We got almost 300mm VND raised for a good cause.

I meant to be detached as I don’t know where to start and need to focus on work but I’m grateful to be a part of these communities, even just running background jobs. Apologies if I drop the balls along the way because I have my way to process things... But I’ll get back to you when I have a concrete solution.

(#covid19 cập nhật cá nhân:
- Sài Gòn: chồng của một người bạn vừa được nhận vào trại cách ly ở Học Môn tối nay. Anh ta yêu cầu được xét nghiệm dựa trên những nơi anh ta có thể tiếp xúc với các trường hợp dương tính ở Sài Gòn. Anh ta được đón lúc 5 giờ chiều và xe buýt chạy vòng quanh đón 20 người khác và vừa vào trại lúc 11 giờ tối. Lúc này họ mới được ăn. Họ được yêu cầu kiểm tra vào thứ Hai vì giờ là cuối tuần nên không có trung tâm kiểm tra nào hoạt động và bộ thử nghiệm 40 phút có sẵn tại sân bay có độ chính xác thấp, mà việc xét nghiệm cho anh thì cần loại mất nhiều thời gian hơn. Anh ở trong một căn phòng có 6 người và chỉ có 1 cái quạt.
Các gia đình khác đều ổn. Hy vọng tất cả mọi người đang tự cách ly nghiêm chỉnh!
- NYC: mọi người đang ở nhà. Tất cả bạn bè và gia đình của chúng tôi vẫn ổn cho đến nay. Nhưng thành phố là một mớ hỗn độn
- Main, MA, Seattle: tất cả bạn bè và gia đình đều ở nhà và tất cả đều ổn. Mọi người tự cách ly rất nghiêm túc đấy.
- California LA: một bệnh viện bạn bè có một vài bệnh nhân phẫu thuật có kết quả dương tính. Hơn 10 bệnh nhân dương tính. Rất nhiều sự đóng góp cho các thiết bị y tế ở đây vì cô ấy đã giúp viết kịch bản cho chuỗi phim nhiều tập Grey Anatomy (tôi vẫn đang xem mùa trước), các gia đình và bạn bè khác đều tốt.
- Khu vực vịnh California: tất cả bạn bè của chúng tôi đều ở yên một chỗ! Gia đình vẫn ổn. Tất cả các nhà đầu tư và bạn bè doanh nhân đang phát điên tại nhà hoặc nơi làm việc (theo hướng tốt), cố gắng mọi cách để giúp tìm ra những đổi mới để ngăn chặn vi-rút này, sửa đổi doanh nghiệp hiện tại để giúp đỡ tiến trình này. Những người khác đang ảnh hưởng trực tiếp đến DC (thủ đô nước Mỹ) bằng chính sách, diễn giải những thay đổi mới và tiếp cận với các công ty danh mục đầu tư có nhu cầu. Tất cả các công việc đều ổn cho đến giờ.
 - không biên giới: không ngừng trò chuyện về những điều chúng ta có thể làm ngay lập tức, tìm nguồn cung ứng, đọc hiểu về các quy định, nghiên cứu tài liệu, cập nhật tình hình ở mọi nơi! Chúng tôi đã gây quỹ đóng góp giúp đỡ nhân đạo được gần 300 triệu VND tại Việt Nam.

Tôi có ý định không chia sẻ gì khi tôi không biết bắt đầu từ đâu và tôi cũng cần tập trung vào công việc nhưng tôi chỉ muốn nói tôi rất biết ơn vì được là một phần của những cộng đồng này, thậm chí khi tôi chỉ là người chạy các công việc phụ. Xin lỗi nếu tôi có vẻ hơi đường đột vì tôi có cách xử lý mọi thứ hơi khác ... Nhưng tôi sẽ quay lại chia sẻ tiếp với các bạn khi tôi có giải pháp cụ thể hơn.)


Khanh Nguyen, Seattle, Mỹ

28/3

Bữa giờ mình được mọi người hỏi thăm rất nhiều vì thấy số ca ở Mỹ tăng chóng mặt. Mình chỉ có thể nói cả nhà 4 đứa vẫn ổn, chỉ quanh quẩn trong nhà ăn, ngủ, chơi, oánh lộn nhau, chẳng bước chân đi đâu trừ những lúc du kích ra chợ khuân đồ ăn. Cuộc sống bên ngoài nhìn từ khung cửa sổ nhà vẫn rất bình yên, có phần chậm lại và vắng vẻ. Nhưng mình biết ngoài kia là bão tố của biết bao gia đình, là từng khoảnh khắc giành giật sự sống của bao con người...

Mình là một đứa chết nhát, từ khi dịch chưa lan đến Mỹ, mình đã mất ngủ vì lo lắng cho gia đình ở VN, mình đã nhất định đòi bay về nhà “có gì cũng còn bên nhau”, để bị chồng sỉ vả là chỉ giỏi hành động theo cảm tính, ông bà bố mẹ đang yên lành tự nhiên bay về lỡ mang bệnh theo rồi lây cả nhà...Là chỉ biết ngồi khóc rấm rứt

Rồi dịch lan đến Mỹ, mà đến Seattle của mình đầu tiên. Bắt đầu những chuỗi ngày hoang mang khi liên tục đọc tin tức, liên tục cập nhật thông tin tứ phía. Đêm nào ngồi ôm con, mình cũng nghĩ sẵn đến những kịch bản xấu nhất, rằng nếu mình bị thì con mình phải làm sao, hay chồng mình bị thì ba mẹ con sống thế nào,...Nhóm FB của khu phố cứ liên tục cập nhật chuyện chồng bà A từ lúc lên xe cấp cứu là ra đi mãi không về, giây phút cuối đời chết trong đau đớn và cô đơn, không người thân bên cạnh; chuyện cô B kia bị bệnh mà không biết rồi lây cho con nhỏ, giờ cả mẹ cả con nằm viện...đầu mình như muốn vỡ ra vì căng thẳng. Nhưng rồi đến một ngày, mình ôm con ra nhà thờ ngồi đờ đẫn cầu nguyện và chợt nhận ra rằng có những thứ không nằm trong tầm tay của mình, có lo sợ hoang mang cũng không thể giải quyết được gì. 

Nếu giả như những kịch bản xấu kia rồi sẽ thành sự thật, mình muốn chọn suy nghĩ tích cực và đặt niềm tin hoàn toàn vào Đấng mình luôn yêu mến và trông cậy. Mình muốn chọn quay về, sống hết mình với những điều quý giá với mình nhất: gia đình. Mỗi ngày vợ chồng con cái chỉ có thể gọi điện về nói chuyện với ông bà một chút, nhưng nhìn thấy nhau, hỏi thăm nhau và thấy nhau bình an đã là một hồng ân to lớn trong lúc này. Mình bớt ca cẩm chuyện ngày nấu cơm 3 bữa, chuyện con khóc con quấy, chuyện nhà cửa bừa bãi, vì có một mái nhà để trốn dịch, có thời gian bên nhau mà không cần phải lo cơm từng bữa, lo chạy vạy thuốc thang, đau ốm, đã là thêm một hồng ân nữa rồi. 

Tâm bình an, mình mới chợt nhận ra xung quanh còn có biết bao nhiêu điều mình có thể làm cùng mọi người, thay vì ngồi lo âu than khóc. Nơi mình sống mọi người bắt đầu kêu gọi nhau biến những ngày trốn dịch trở nên có ý nghĩa:
- Những người trẻ khoẻ sẽ đi chợ thay cho các cụ già, những người bệnh, phụ nữ mang thai,...
- Người có công góp công, có của góp của để các nơi mua và phát thực phẩm miễn phí cho người vô gia cư, trẻ em nghèo 
- Các anh thanh niên thay phiên nhau đi chở đồ, nhu yếu phẩm từ những nơi phân phát đến các gia đình đang cần
- Mọi người đóng góp khẩu trang, nước rửa tay cho các bệnh viện, nhân viên y tế

Vậy là mẹ con mình bắt tay vào may khẩu trang vải gửi tặng các bệnh viện, vừa có việc làm chung với nhau cho Pete đỡ than chán, lại vừa góp phần nho nhỏ chung tay chống dịch cùng mọi người. 

Dịch bệnh chắc sẽ còn kéo dài một thời gian nữa, thay vì buồn lo hay oán trách, chỉ trích hay đổ lỗi cho nhau, mình chọn cầu nguyện và làm những điều có thể để sống mùa chay của mình. Phần còn lại xin phó thác trong tay Chúa, vì Người biết kế hoạch của Người.  

Mong gia đình, người thân, bạn bè mình bình an qua dịch ❤️


The Duong Lodato, New York, Mỹ

28/3

As a mother of 3 kids, homeschool now, one baby 7 months old, I thought I couldn’t go back for sewing this year but guess not! Im happy to be a part of millions ppl right now sewing mask for hospital! We can do this together to help health care in America (specially in New York) to fight CORONAVIRUS! If you can sew mask, try to sew with the filter it will be better protection for everyone to use! It’s Time to Give Back everyone! You could go to Joann local fabric store and pick up and sew! They are giving supplies for ppl to sew. Check: JOANN.com

Những ngày xưa ngắn ngủi học lóm má may vá, mỗi lần thấy má ngồi trên máy may thích lắm vì sẽ sắp có được những bộ đồ mới cho chị em! Mình rất thích! Mặc dù
Má mình không phải là 1 người quá xuất sắc về mấy vá. Má cũng chỉ học lóm bà ngoại... còn bà ngoại chắc học lóm bà hàng
Xóm nào đó 😅.... gia đình không ai là thợ
May chuyên nghiệp cả... không ngờ lại có dịp sử dụng nó. Mình cảm thấy vui vì có thể giúp đỡ được phần nào, những người họ thật sự đang rất cần. Chính phủ đang kêu gọi cả nước Mỹ may khẩu trang vì đang rất thiếu. Mình cũng góp phần nào cảm thấy vui... rồi ngày mai trời lại sáng! Hy vọng vậy nhé! Chúc cho những người bạn của tôi ở khắp mọi nơi, kể cả những người không là bạn... mà có dịp đọc được những dòng tin này.... cùng vượt qua đêm tối kinh hoàng này, coi như là 1 cơn ác mộng vậy... rồi sẽ qua mau, chúng ta rồi lại sẽ được đón 1 bình minh đầy nắng ấm ❤️!

Notice: March 28-2020 
Tình hình tiểu ban mình đang lên đến đỉnh điểm của dịch bệnh rồi. Tuy nhiên cả nhà yên tâm gia đình mình bình an. Ra đường mua đồ ăn cũng cẩn thận. Chỉ đi 1 người lớn ra đường thôi, không dẫn con nhỏ nheo nhóc theo để nó rờ lung tung rồi lại dính virus. Nhà mình cũng vậy nha. Cẩn thận nhé mọi người! 

https://nypost.com/2020/03/24/volunteers-race-to-sew-homemade-masks-but-docs-say-theyre-absolute-last-resort/

https://www.nytimes.com/interactive/2020/03/11/us/virus-health-workers.html

#SewingforAmerica 
#handmademask
#helphealthcare
#giveback


Huy Phan, Mỹ

28/3

Mn nt hỏi mình ổn k 

Nếu mình trả lời là ổn thì cũng không ổn. Vì người có corona hầu như đều ổn cho đến khi họ thấy k ổn 

Nếu trả lời là không ổn thì cũng không ổn. Vì rõ ràng là ổn nhưng không biết có thực sự ổn hay không 

Nên mình sẽ trả lời là: Mình ko’ ổn


Chinh Luong, bác sỹ khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam

28/3
ĐÊM TRỰC ĐÁNG NHỚ NHẤT TRONG SỰ NGHIỆP

CA BỆNH 168 và 169 đều là nữ, là nhân viên cung cấp nước sôi của Bệnh viện Bạch Mai (sẽ cập nhật thêm).

Ngay sau khi xét nghiệm 5.000 người là nhân viên, người lao động và người nhà bệnh nhân ở các khoa có người nhiễm, đã phát hiện 2 người dương tính với SARS-CoV-2, Bệnh viện đã chủ động tiến hành cách ly bệnh nhân và người tiếp xúc gần, tiến hành khử khuẩn khu nhà ăn.

TÌNH HÌNH BẠCH MAI

1- Xét nghiệm tất cả các nhân viên y tế bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: 5000 mẫu phát hiện 2 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Riêng 3 khoa phát hiện có người mắc COVID-19: Khoa thần kinh đã tiến hành xét nghiệm hết tất cả không có nhân viên nào bị nhiễm; toàn bộ 134 nhân viên tại Trung tâm nhiệt đới Bạch Mai có liên quan đến BN 86, BN 87 và Khoa tim mạch C4: tất cả kết quả âm tính.

2- Nhận định có khả năng lây trong nhóm người nhà chăm sóc bệnh nhân, nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào bệnh viện. 

3- Bệnh viện Bạch Mai đang tiến hành các biện pháp kiểm soát, tạm dừng đón tiếp bệnh nhân từ bên ngoài và thực hiện việc cách ly toàn bệnh viện để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên bệnh viện. 

4- Đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã đến khám, điều trị tại bệnh viện trong vòng 14 ngày qua thực hiện tự cách ly và liên hệ cơ quan y tế gần nhất để quản lý sức khoẻ

5- Nhận định tới đây một số bệnh viện tuyến cuối, một số bệnh viện trên địa bàn thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Mình) có thể xuất hiện các ca bệnh nên đòi hỏi phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm và thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc như bệnh viện Bạch Mai.

Nguồn: Bộ Y tế

29/3
THÔNG ĐIỆP TỪ BẠCH MAI: KHỎE ĐỂ CHỐNG DỊCH

Ngày thứ hai sau khi được phong tỏa, mọi hoạt động chuyên môn của bệnh viện Bạch Mai vẫn diễn ra bình thường, đặc biệt là tại Khoa Cấp cứu A9 - nơi còn nhiều bệnh nhân nặng ở lại.

Sau giờ làm việc, mặc dù bị cách ly, nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai nói chung và Khoa Cấp cứu A9 nói riêng theo thói quen vẫn tích cực rèn luyện thân thể. Khỏe để chống dịch.

Bạch Mai cố lên. Việt Nam chiến thắng.

29/3
BỆNH VIỆN BẠCH MAI SẼ LUÔN VỮNG VÀNG

=====
Bệnh viện Bạch Mai, ngày 29 tháng 03 năm 2020

Bác sĩ Nguyễn Đức Vinh (Khoa Cấp cứu A9)
=====

Những ngày gần đây mọi người đang nhìn Bệnh viện Bạch Mai như là một ổ dịch COVID-19 khủng khiếp, cần phải cách ly triệt để.

Việt Nam chúng ta chưa có ai tử vong vì dịch bệnh này là do Chính phủ chúng ta đã nỗ lực tuyệt vời để ngăn chặn, người dân đã ý thức phòng bệnh, các lực lượng vũ trang đã góp nhiều công sức và các y bác sĩ đã ngày đêm điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh.

Nhưng hàng ngày vẫn còn rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang phải vật lộn với tử thần và không ít bệnh nhân đã vĩnh viễn ra đi.

Bệnh viện Bạch Mai của chúng tôi dù đã được phong tỏa nhưng vẫn đang điều trị cho gần 800 bệnh nhân trong đó có gần 200 bệnh nhân nặng cần sự hỗ trợ tích cực hoặc phải hồi sức cấp cứu.

Hàng ngày vẫn có hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên của bệnh viện đang làm việc tích cực để điều trị và chăm sóc cho các bệnh nhân.

Hiện tại các nhân viên bệnh viện còn đảm nhiệm thêm phần việc của người nhà bệnh nhân do phần lớn người nhà bệnh nhân đã được đưa đi cách ly.

Dù biết rằng sẽ phải cách ly nhiều ngày, sẽ không được về nhà, không được gặp người thân nhưng cán bộ nhân viên Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi vẫn luôn đứng vững, sẽ vượt qua mọi khó khăn. Bệnh viện Bạch mai sẽ luôn vững vàng.

PS: Mọi người đang nghĩ nhiều về COVID-19, nhưng hôm nay tôi đã phải nhìn 1 bệnh nhân rất trẻ qua đời vì bệnh hiểm nghèo khác. Bệnh nhân mới sinh con nhỏ. Thật đau lòng.

Tôi xin phép đăng 1 bức ảnh về bệnh nặng đang còn nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.



Le Tuan Thanh, bác sỹ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam

29/3
TRƯỜNG SINH CÓ THỂ MỚI LÀ TÊN GỌI THỰC SỰ CỦA Ổ DỊCH

Trường Sinh là công ty cung cấp dịch vụ ăn uống nằm trong BV Bạch Mai, cũng như một số BV khác miền Bắc Việt Nam.

Sau khi xét nghiệm sàng lọc, phát hiện ra đến 7 người của công ty này nhiễm bệnh.

Người của bộ phận dịch vụ này vốn không phải nhân viên y tế, ý thức không tốt, lại di chuyển nhiều địa điểm. Được biết, nhân viên của họ cũng thường xuyên sinh hoạt chung. Rất có thể họ đã tiếp xúc với một nguồn lây từ bên ngoài hoặc một trong số họ đã bị lây nhiễm tại cộng đồng. Nếu cần một sợi dây liên kết hợp lý cho câu chuyện tại BV Bạch Mai thì đó là TRƯỜNG SINH.

Sau khi phân tích nguy cơ, chúng tôi xác định nếu không kịp thời ngăn chặn sự lây lan trong nội bộ công ty này và từ nhân viên khác của công ty này với cộng đồng, dịch bệnh có thể lan ra các tỉnh.

ĐÂY LÀ LỜI CẢNH BÁO VỚI CÁC BỆNH VIỆN KHÁC TRÊN CẢ NƯỚC: CẦN XEM XÉT CÁC DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRONG BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN LÂY NHIỄM CỘNG ĐỒNG NÀY.


29/3
MƯỜI LĂM NGÀY VÀNG CỦA CẢ NƯỚC

Thủ Tướng Chính Phủ hôm nay đã khẳng định: đất nước chúng ta chuẩn bị bước vào 15 ngày vàng. 

Người đứng đầu UBND Thành Phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung hôm nay cũng kiến nghị Thủ Tướng cho phép một số công sở tại Hà Nội tạm nghỉ việc. Các tỉnh thành khác cũng nên cân nhắc vấn đề này. 

Mặc dù quy mô dịch bệnh tại Hà Nội có phần nổi trội hơn nhưng nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn còn cao ở TPHCM và một số điểm nóng khác. 

Nguy cơ lây nhiễm tại TPHCM vẫn còn âm ỉ dù đã khai thác gần như tối đa ổ dịch Buddha. Sự gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh CoViD-19 đã xuất hiện âm ỉ từ ngày 3/3/2020, song chúng ta mới chỉ khoanh vùng được một ổ dịch. 

Giãn cách xã hội tối đa kết hợp với truy vết tích cực trong giai đoạn đất nước còn đang đóng cửa là cơ hội vàng để dập tắt dịch bệnh, chiến thắng trận 2. . 

Hơn lúc nào hết cần có sự tham gia tích cực nhất của người dân và sự quyết liệt của chính quyền cơ sở. Đặc biệt không chủ quan tại các vùng nông thôn. 

Cùng chung sức đồng lòng, hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác, không di chuyển nếu không thực sự cần thiết, đó là cách tốt nhất để nắm lấy thời cơ vàng này.

30/3
CON TÔI ĐÃ BIẾT ĐỌC

Hai vợ chồng đều là bác sỹ, đều phải cách ly tại nhà, chồng là BS Bệnh viện Bạch Mai, vợ là BS BV khác nhưng phải cách ly vì chồng. 

Hôm nay được xem video con trai đã biết đọc, hai vợ chồng gọi điện cho bà để nói chuyện với con. 

Trước đây nó rất thích trèo lên cổ ba, nhưng từ tối ngày 26 tháng 1 tức mùng 2 tết, chúng tôi đã phải cho con về ông bà. Lúc đó nó mới biết đánh vần. 

Lý do là vì hai vợ chồng cùng làm ở BV lớn, không thể tránh khỏi sẽ có lúc dịch bệnh xâm nhập. Ngày 24/1 là ca bệnh Covid19 xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, chúng tôi đã phải gửi con đi. 

Vậy là đã hơn hai tháng nay tôi chỉ được gặp nó ba lần, lần gần nhất cũng cách đây một tháng và không một lần nào dám ôm nó. Vèo một cái, hôm nay nó đã biết đọc. 

Vậy là đã hơn hai tháng, chúng tôi xa lánh gia đình, bạn bè, người thân và xã hội, đi làm để chăm sóc bệnh nhân. Giờ thì ngay cả bệnh nhân chúng tôi cũng không được gặp. 

Con biết đọc rồi, có lẽ là niềm an ủi lớn nhất trong những ngày chống dịch này.


Nguyen Tran Minh Tien, Hà Nội, Việt Nam

29/3

Đại nạn đã đến cửa nhà..

Gần đây, tôi mới nhận ra những lỗ hổng trong sinh hoạt gia đình mà hầu hết mọi người vẫn đang lo lắng nhưng một cách thờ ơ. Đó là sự kết nối trong gia đình.

Bạn tôi từ lúc mới chớm dịch đã tự thiết quân luật trong gia đình. Mỗi người trong gia đình đều sử dụng bát, đũa, thìa, những đồ sinh hoạt chung giờ chia ra riêng lẻ, mỗi người ăn cơm một giờ khác nhau, tay bưng tô cơm vào phòng ăn xong rửa sạch sẽ cất vào đúng chỗ, bát người nào người nấy ăn hồn ai người nấy giữ. Tôi nghĩ hành động này là hợp lý. 

Nếu bạn có người thân phải vào viện cấp cứu thì bạn vẫn phải vào viện đúng không? Tôi tin chắc chẳng ai muốn đến bệnh viện vào thời điểm này ngoài những trường hợp bất khả kháng, vì nguồn bệnh có thể lây lan rất nhanh bất cứ lúc nào. Vậy mới có cơ hội để thấy những người bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên an ninh, cả bộ máy của bệnh viện đang phải gồng mình lên thế nào để chống lại đại dịch. 

Được hiểu đơn giản, nếu một người trong gia đình nhiễm bệnh thì cả gia đình có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Hôm trước tôi có đọc một bài viết của một vị bác sĩ: "hãy phòng ngừa tất cả mọi người như thể họ đang bị lây nhiễm". Đó là một sự cảnh giác cao độ, tôi không nghĩ nó bị đẩy quá lên thành sự "kì thị" nhưng điều đó là cần thiết trong thời điểm này. 

Các bạn trong List-friend có những thói quen tốt trong sinh hoạt thì có thể chia sẻ tại đây cho mọi người cùng tham khảo nhé!


Thuy Huynh, Paris, Pháp

29/3

Khi bạn có ba mẹ là BS, cô chú/đồng nghiệp of ba mẹ là BS bên P, anh họ là BS bên Mỹ, gia đình hầu hết làm việc trong ngành Y, ngoài ra người bạn thân ơ P bị virus đang phải ngày ngày giành giật từng phút sự sống, bạn sẽ có đầy đủ thông tin tình hình thực tế đang diễn ra. Dù ơ bất cư đất nước châu lục nào, giàu hay nghèo, nó đều đáng sợ, đáng buồn lắm ... 

Họ cũng chỉ là con người, là cha là mẹ. Họ cũng muốn dc về nhà sau mỗi ngày làm việc. Họ cũng muốn dc như bạn : ơ trong nhà tránh dịch, dc làm việc ơ nhà, ko cần ra khỏi nhà mà vẫn dc hưởng lương, chơi với con cái, chăm sóc chó mèo.... Nhưng họ ko thể, bởi vì họ là Y BS, nhiệm vụ of họ là cứu người. Họ phải đánh đổi cả mạng sống để cứu bạn. 

Công việc of bạn, Ơ -Trong - Nhà,  chẳng lẽ khó khăn hơn, nguy hiểm hơn sao ??? Con cái of bạn còn dc gặp bạn mỗi ngày, còn con cái of những Y- Bs này có thể mất ba mất mẹ, hoặc là cả 2 . Lương tâm of bạn ơ đâu ??? Bạn ko ra ngoài chạy bộ thì bạn có chết ko ? Bạn ko đi dạo thì bạn có chết ko ??? Ai cũng chỉ suy nghĩ cho bản thân thì còn lâu mới thắng dc dịch bệnh. 

Ngưu tầm ngưu. Mã tầm mã. Mình ko thể thích nghi với những suy nghĩ thiển cận, ích kỷ. 
Bye bye.

Cầu Chúa phù hộ cho mọi nhà.


Dinh Linh, bác sỹ tại Bệnh viện Y Hà Nội, Việt Nam

30/3

Xét nghiệm âm tính. Nhưng chừng nào dịch chưa được dập thì nguy cơ vẫn còn đó. Tuân thủ đúng quy trình là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trong mọi hoàn cảnh. 

Vấn đề với anh chị em Bạch Mai bây giờ không hẳn là Covid, mà là niềm tin của cộng đồng. 

Mình nghĩ nhiễm Covid không oải bằng hứng chịu búa rìu dư luận. Ai không tin có thể hỏi em bệnh nhân số 17. Hehe. 

“Bạch Mai” là bông hoa mai (mơ) màu trắng, trong câu thơ 'Đình tiền tạc dạ nhất chi mai'. Hoa vẫn sẽ nở thôi, như bao tháng ngày nay là thế.

Mọi người thử tìm kết quả của mình ở đây nhé: http://nghiencuukhoahocbm.org/baocaobv/baocao/DSXetNghiemVS.aspx


Le Trung Kien, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Hà Nội, Việt Nam

27/3
ĐẠI DỊCH XẢY RA- CÁC BÁC SỸ KHÔNG ĐƠN ĐỘC

Chỉ trong đúng 1 ngày, bằng sự kết nối của rất nhiều nhóm, nhiều anh chị, 15 box mica để giảm lây nhiễm cho BS đã đến tay các BS BV Nhiệt đới TƯ, BV Bạch Mai, BV Đại học Y HN, BV Đức Giang và cả BV NHi Đà nẵng, BV đa khoa Đà Nẵng. Xin được chuyển lời cảm ơn trân trọng đến các anh, chị đã hồ trợ.
Sau phản hồi, ngày mai các nhóm sẽ đóng góp chung tay sx và cung cấp thêm nhiều đồ phòng hộ nữa

Qua đây, những người dân như chúng ta rất muốn cùng đóng góp, ủng hộ trực tiếp đến các anh chị y tế dự phòng đang ngày đêm đi điều tra, khoanh vùng, cách ly, đến các y bác sỹ tiếp xúc, thăm khám với những bệnh nhân nghi nhiễm Covid19.
Tôi mong muốn mỗi người sẽ góp 1 ít, chung tay để ủng hộ những chiến sỹ áo trắng, đang chiến đấu ở tuyến đầu bảo vệ chúng ta

30/3
CHIẾN TRANH COVID19- Ngày nay khác gì ngày xưa

Đất nước 4000 năm lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng có lẽ ý chí người VN đời nào cũng vậy.
Hơn 60 năm trước, ngày mẹ tôi vào chiến trường Vĩnh Linh, thời đó người dân gỡ cửa nhà lót đường cho xe bộ đội ra mặt trận, các bà, các mẹ nấu cơm nắm, gánh can nước đội bom đạn tiếp tế cho bộ đội. Chẳng ai nghĩ đến cái chết, chỉ nghĩ 1 điều duy nhất: nước mất, nhà tan.

60 năm sau, đất nước chống giặc Covid từ virus Vũ Hán, hàng nghìn chiến sỹ ngành Y sẵn sàng ra phía trước, hết lớp này đến lớp khác, dù hiểu rõ trận chiến này nguy hiểm, tàn bạo hơn nhiều bom đạn thông thường. 

Dù đời sống đã khác, nhưng hình ảnh các mẹ, các chị, các anh đóng góp, ủng hộ để trang bị hỗ trợ thêm cho các y bác sỹ từng hộp sữa, vật tư bảo hộ, box nhựa, bộ phòng hộ, khẩu trang, mới thấy truyền thống và trái tim người Việt Nam vẫn vậy, dù qua nhiều thế hệ.

Có gì phải sợ Covid, khi đồng bào và ngành Y cùng chung một trái tim, một ý chí phải CHIẾN THẮNG 

P/s: Đồ phòng hộ và Khẩu trang  N95 có lẽ là thứ thay cho nắm cơm, can nước







An Vo, New York - Hà Nội, Việt Nam

30/3

🇻🇳10 ngày chiến đấu với Covid 19

Cảm ơn đội ngũ y bác sỹ tại BV Nhiệt Đới Đông Anh đã nhiệt tình chăm sóc em & các bệnh nhân trong suốt thời gian dài vừa qua. Rất cảm động trước tấm chân tình của mọi người. Cảm ơn đội ngũ kiểm soát viên tại Nội Bài đã đưa em đi cấp cứu từ sân bay và động viên chia sẻ tinh thần với em. Cảm ơn gia đình thân yêu và những người bạn đã đồng hành với em qua những giây phút bệnh tật nheo nhóc. Thật là một trải nghiệm của đời người trong 2 tuần qua. Không biết nói gì hơn ngoài việc thấy mình quá biết ơn cuộc sống này và quê hương mình!

Ngày 1 - 2 - 3 - 4
Hạ cánh Nội Bài lúc nửa đêm, quá mừng vì đã về được đến Việt Nam mà quên đi hẳn cơn sốt 38.7 hành hạ cả chuyến bay dài. Lần đầu tiên trải nghiệm 24 giờ trên máy bay vật vã sốt cao. Lập tức được các anh kiểm soát cho vào phòng cách ly và chở đi cấp cứu viện Nhiệt Đới Đông Anh. Các anh rất quan tâm, liên tục trấn an “cố lên sắp được vào viện rồi em”. Mình nhận phòng trên khoa phân loại tầng 5 lúc 2am, mệt bã người leo lên giường nằm, sau đó tỉnh dậy lúc 5am, bắt đầu thấy có dấu hiểu bị ảo giác. Kiểu như sốt cao não bị ảnh hưởng ko kiểm soát được suy nghĩ. Tự trấn an bản thân đây chỉ là ảo giác thôi không phải thật mà mọi thứ cứ nặng như chì. Cố gắng hít thở sâu để hoàn hồn lại rồi ra hành lang gọi y tá cứu...

Sáng hôm đấy được lấy máu và mẫu chờ kết quả xét nghiệm. Sau khi nằm tại tầng 5 thêm 1 đêm nữa thì mình được chuyển tới tầng 6, khoa virus. Vậy là kết quả 3 lần xét nghiệm và Viện Dịch Tễ đã confirm mình dương tính với Covid 19. Nhớ lời chị Minh dặn, vững tinh thần tốt, tập hít thở đều và sâu, ăn uống đầy đủ để có sức lực chỉ huy cơ thể chiến đấu trận chiến này. 

Tình trạng vẫn sốt cao 38.7, sau khi uống hạ sốt giảm còn 38.3. Các cơn ho khan bắt đầu xuất hiện nặng dần. Khó thở, hít thở sâu thì bị đau ngực. Người mỏi nhiều, đau đầu, cảm giác không thiết tha gì. Một ngày mình ngủ khoảng 20 tiếng. Thức 4 tiếng để ăn uống sinh hoạt, tập hít thở, ngồi thiền, lấy mẫu, thay khăn lạnh trườm đầu. Cảm giác như cơ thể không còn sức lực gì cả và chỉ muốn ngủ để hồi sức. Sau đó thì được đưa đi chụp phổi, bác sỹ nói phổi bị tổn thương nhiều, thế là khăn gói kéo vali chuyển xuống nằm ở khoa cấp cứu tầng 1.

Ngày 4-5-6-7
Khoa cấp cứu là một hộp vuông cửa kính trong suốt nằm ở giữa tầng 1 gồm có 3 phòng bệnh viên đi xuyên được nhau. Các bệnh nhân xuống đây đều thuộc diện phải chạy máy thở hoặc ho nặng dã man🤦🏻‍♀️ Mình nằm ở đấy không biết lúc nào là đêm hay ngày vì đèn lúc nào cũng sáng. Được bác sỹ quan tâm chăm sóc tận tình ngày nào cũng được lấy máu lấy mẫu. Vẫn tiếp tục sốt cao không thấy giảm, bác sỹ cho mình truyền nước. Lúc trước mình có xin được truyền thì bác sỹ kêu nhiều khi truyền nước nguy hiểm ảnh hưởng đến phổi. Giờ được truyền vừa mừng vừa lo. Vật vã ở đấy mấy hôm thì tỉnh táo trở lại. Ho giảm, bớt sốt, người hồi sức lại, hít thở không đau ngực nhiều nữa. Hôm sau thì hết hẳn sốt, nằm thêm 1 tối nữa, mình xin chuyển lại tầng 6 khoa virus nằm vì đã thấy khoẻ hơn nhiều. 

Ngày 7-8-9-10
Ước mong trở về với view cánh đồng lúa xanh từ tầng 6 được toại nguyện. Mình thấy tri ân những việc nhỏ nhất mà chỉ mấy hôm trước thôi vì ốm mệt quá chả thiết tha ăn uống gì, thấy não mình như không hoạt động nữa vì sốt cao, hay nằm vật vờ cho qua ngày trong bối cảnh cả ngày chỉ có sốt và rét co ro ở giai đoạn bệnh trước. Cảm thấy cơ thể khi không còn 1 chút sức lực nào - khi phải chiến đấu với virus và khi ăn - được thở được bình thường thật quá khác nhau! 

Mình chính thức hết sốt và kết quả xét nghiệm đã âm tính 3 lần với virus. Hít thở không còn đau nữa và kết quả chụp phổi có nhiều dấu hiệu tiến triển tốt. Ngày hôm qua phát hiện ra các bác sỹ chiều đến tổ chức tập yoga và đá bóng. Với tinh thần Viet Yogi, mình đã mạnh dạn nhắn tin xin các bác sỹ cho apply vào vị trí HDV yoga, kèm ảnh crow pose lừa tình ở NYC và cover letter đàng hoàng. Biết đâu đấy lại được chấp thuận cho giao lưu 🥰

Ngày hôm nay được các bác sỹ tổ chức họp báo “tốt nghiệp khoá covid 19 BV Nhiệt Đới” cùng 26 bạn khác. Có lẽ cũng chẳng có dịp nào mà khỏi bệnh lại được nhiều người quan tâm đến thế. Cảm thấy ấm áp và xúc động vô cùng! 10 ngày chiến đấu với Covid-19 chắc sẽ là trải nghiệm khó quên nhất của tuổi 20 của cuộc đời. Mình cảm ơn tuổi trẻ và cơ thể đã chiến đấu để cứu mạng mình lần này.

Hiện tại mình được chuyển lên tầng 7, sẽ tiếp tục cách ly tại vùng đệm này tầm 14 ngày nữa trước khi được chính thức ra viện. Mọi thứ đều rất ổn!

Thank you every one for your best wishes. Thank you life for giving me a second chance, continuing this privilege of living in this beautiful world. 

Thank you Vietnam, Im so proud to be one 🇻🇳 You are amazing x 3000 ❤️






Lê Minh Mẫn, Sài Gòn, Việt Nam

30/3

CHỊ TÂY TRỐN CÁCH LY VÀ CÁI KẾT

Chị tên Danielle Smith, 29 tuổi. Quốc tịch Mỹ. Nhập cảnh Việt Nam ngày 13/2/2020. Đã từng đi Trung Quốc ngày 23/1, đi Đài Loan ngày 13/2. Đang có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19, sáng nay được xe 115 đưa đến BV 199 Đà Nẵng nhưng bỏ trốn.

Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy 1 tiếng, với hệ thống camera giám sát chạy bằng cơm dày đặc ở các ngõ xóm, chị Danielle đã được 1 bà cô “nằm vùng” tìm thấy, báo chính quyền đưa lại bệnh viện để cách ly và xét nghiệm. 

Sau khi bị bớ, chị Danielle chỉ phát biểu 1 câu duy nhất: “Tôi phải công nhận, CIA của Mỹ phải gọi Việt Nam bằng Cụ tổ”. 😅 (hư cấu bởi tác giả)


Huynh The Du, Tiến sỹ Kinh Tế và Chính Sách Công tốt nghiệp từ đại học Harvard, Việt Nam

30/3

Thế giới đang khủng hoảng mô phát triển. Cái được xem là tốt nhất - thị trường, dân chủ và tự do đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết, trong khi những mô hình khác cũng có những ưu điểm. Do vậy, giờ đây cần lật lại tất cả để tìm cái hợp lý hơn.


Anh Hoang Le, founder and CEO of Eco Truck, Sài Gòn, Việt Nam

30/3

EcoTruck: We beat Corona virus - Round 1! 
I can’t help feeling very emotional writing this message as so many things are going on at the same time. Despite all the mayhem caused by the virus, this month, we have hit new record highs in volume, GMV, and many other measures of the business. We also successfully launched tire service in March as a new value-adding one in the ecosystem.  
Besides common damages from the virus, we got some additional factors, including that logistics is one of the industries that got hit the hardest, and that EcoTruck is a 2 year old startup. I just can’t tell you enough about the challenges that we have been facing.
Two things that we have done right since the beginning of the crisis are the mindset and our efforts. Our mindset was so clear that even if the demand of the whole market went down for 50%, we still had the other 50% to grow. We decided that normal efforts wouldn’t be enough, so we doubled them. 
The biggest success of the company this time is that 100% of the team have committed to do whatever it takes to push the company over the tough time, and then to continue our sustainable development approach. The next rounds will be more challenging, but if doubling the efforts is not enough, we will triple them. 
I never believed this much in my vision for the business and in my team as I do now. You, for sure, will hear more from this team :).


Hien Nguyen, Hà Nội, Việt Nam

30/3

Nữ bác sĩ mang thai 9 tháng xung phong ở lại Bệnh viện Bạch Mai để chăm sóc bệnh nhân.

Nữ bác sĩ trẻ đang mang thai tháng thứ 9 nhưng vẫn xung phong ở lại bệnh viện để chăm sóc cho bệnh nhân. Đây là một tấm gương vì người bệnh!

Chia sẻ với phóng viên, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Trong số các y bác sĩ ở đây, có một bác sĩ trẻ vừa là đồng nghiệp, vừa là học trò của chúng tôi. Bác sĩ này đang mang thai tháng thứ 9 nhưng vẫn xung phong ở lại bệnh viện để chăm sóc cho bệnh nhân. 

Bác sĩ đã có rất nhiều chia sẻ trên facebook để truyền cảm hứng và được nhiều người theo dõi, chia sẻ. Đây là một tấm gương vì người bệnh”.

P.s: Cảm động trước ý chí & hành động của đội ngũ y bác sĩ trong thời gian vừa qua.
Trân trọng các anh, các chị. Đã thầm lặng miệt mài chịu vất vả trong thời gian vừa qua.


Linh Tran, Singapore - Việt Nam

31/3

Vậy là cũng hết 14 ngày tự cách ly ở nhà. 
Cả nhà về buổi sáng thì đến chiều thánh chỉ có lệnh tất cả các chuyến bay từ Asean về đều phải cách ly tập trung. Thật may chuyến bay cả khoang có 5 người, nhà mình 2 ng lớn 2 em bé và 1 bác mặc áo giáp ngồi xa xa:)), về đến sbay thì cũng vắng ko phải xếp hàng gì. Lấy vali xong là một mạch lao ra lên xe về nhà một cách nhanh nhất có thể. Ko khác j thời chiến các bác ạ, căng thẳng thật sự.
Về nhà hôm trc thì hôm sau cskv gọi đt ngay hỏi ảnh chụp pp để check chéo lịch trình đi lại, rồi tờ khai y tế, đến tối thì yte quận xuống lấy mẫu họng và mũi của cả người lớn và trẻ con. Rồi từ đó hôm nào cũng phải nhắn tin ngày hai lần cho cskv và yte tình hình sức khoẻ và nhiệt độ cơ thể.😂. Chậm nhắn cái là các bác gọi đt hỏi thăm ngay. Chưa bao giờ mình lại đc chính quyền quan tâm hỏi han đến vậy:)) 4 ngày sau đã có kết quả: âm tính. Nhg nhà cháu vẫn tiếp tục tự cách ly cho đủ 14 ngày. Công nhận biệt đội phản ứng nhanh và chuyên nghiệp thật sự:))
Lần đầu tiên hai em đi mbay trộm vía cũng ngoan. Mẹ có hơi căng thẳng 1 tí vì lần này bố ko đi cùng. Chỉ có bà ngoại và mẹ cắp 2 em và 1 vali hành lí to vật ra của cả 4 người. Nói là to nhưng cũng k mang đc gì về ngoài nhg thứ k mua đc ở VN. Thế nên về đến nhà 1 cái là Mua Mode với Ship Mode auto turn on, mua như ngày mai đi đẻ. 🙂
Nhưng vẫn chưa là gì so với việc nhà ko có giúp việc, chỉ có mẹ và bà ngoại mỗi ng cân 1 em, chưa kể dọn dẹp nấu nướng giặt giũ. Mệt còn hơn hồi mới đẻ🙂.
Mẹ có tí choáng, đến hôm nay sau 2 tuần mới đỡ đỡ. 😅. May mà có ông ngoại phụ 1 tay.
Trộm vía hai em bắt đầu vào nếp dần dần. Mẹ và bà cũng tranh thủ thu xếp lại mọi thứ. 
Rồi cũng ổn. Mệt tí thôi.
Giờ chỉ mong cô vy cô veo nhanh biến để mọi thứ trở lại bt. Hai em còn đc đi giao lưu với các cô các bác, đc đi chơi ngắm phố ngắm phường chứ ở bên Sing cũng trong nhà về đến quê cũng trong nhà ở. Chán nhắm dồi huhu


Tap Nguyen, Sài Gòn, Việt Nam

31/3

CẦN TÌNH NGUYỆN VIÊN ĐI TẶNG CƠM NGƯỜI NGHÈO 

Dịch bệnh tại VN đã kéo qua tháng thứ ba, thất nghiệp ngày càng tăng, người nghèo ngày càng kiệt quệ. Vé số ngưng phát hành, thêm hàng trăm ngàn người bán vé số lâm vào khốn khó. 

Hôm rồi, một thanh niên áo quần nhàu nhĩ đi bộ đến quán cơm 2.000 đồng. Quán đóng cửa, anh lộ vẻ thất vọng không giấu diếm: “Em đói quá!”. Thấy thùng bánh mì không, anh xin. Chúng tôi đưa, kèm chai nước suối. Anh ăn liền hai ổ mì, và uống sạch hai chai nước. “Em từ Huế vô được vài năm, đi phụ rửa xe. Mấy hôm rồi dịch bệnh em bị cho nghỉ việc. Xin đủ chỗ, không chỗ nào nhận. Giờ cũng không biết làm sao”, anh kể rồi nhìn chúng tôi bằng cặp mắt ngơ ngác, vô hồn. Chúng tôi chỉ biết gởi anh 200.000 đồng để sống tạm qua ngày chứ chẳng biết làm gì hơn. Anh cám ơn rồi thất thiểu bước đi...Ngoài kia, còn bao nhiêu người như anh?... 😢

***
Từ ngày mai 1/4, các quán cơm tương trợ Nụ Cười 2.000 đồng sẽ tiếp tục thổi lửa, chuẩn bị khoảng 1.300 phần. Trước mắt, do dịch bệnh nên đội tình nguyện viên sẽ chia nhau đi các quận trong Sài Gòn để tặng cơm cho người nghèo. 
Số lượng: không hạn chế
Thời gian: Từ 9h sáng đến trưa 
Liên hệ: 
Anh Lê Văn Chính – chủ tịch Quỹ Bông Sen, thành viên sáng lập chuỗi quán cơm Nụ Cười 2000 đồng. 
ĐT: 0903808294
Cô Chau Thi Phan – chủ nhiệm quán cơm 2000 đồng Nụ Cười 2 
ĐT: 0906. 805. 838 

Bạn nào biết nơi nào người nghèo thường đến vui lòng nhắn với mình để cơm được đến với họ nhé. 💕

***

THẮP LỬA LÊN! 

(Nhật kí của Chau Thi Phan, chủ nhiệm quán cơm 2000 đồng Nụ Cười 2)

Thứ sáu 13/03/ 2020 
Cuối cùng cũng phải tạm đóng cửa quán, sau 10 ngày đấu tranh với bản thân: mở hay tạm đóng cửa quán. Đóng, bà con nghèo rầu đã đành, mà tất cả nhân viên, tình nguyện viên trong quán đều buồn. Buồn đến mức cứ nghĩ chỉ hai ngày nữa là đến sinh nhật của mình, bạn bè thân quen lại đông đảo ùa vào chúc tụng ...cũng thấy sợ . Vui vẻ gì mà mừng sinh nhật chứ? 

Thứ ba 17/03/2020 
Huan Tran, (nhà tài trợ “Ngày thứ năm hạnh phúc” suốt bảy năm nay để các quán cơm Nụ Cười có thể bán bún, phở, hủ tiếu chỉ 1.000 đồng/tô) gợi ý: ”Nếu tạm thời không được bán ở quán (do chính quyền địa phương sợ bệnh dịch lây lan) thì chị làm cơm hộp rồi mang đi phát cho người nghèo”. 

Xưa giờ mình khá dị ứng với các nhóm từ thiện phát cơm hộp. Ngoài việc tiếp tay tàn phá môi trường khi sử dụng quá nhiều hộp xốp, bao nylon, người ăn cơm hộp cũng dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe do hộp xốp tiết chất độc khi gặp thức ăn nóng. Nhưng trong tình trạng người nghèo có thể chết vì đói trước khi chết vì bệnh thì chắc mình đành chọn phương án ít xấu nhất này thôi. 

Thứ bảy ngày 28/03/2020 
Chịu hết nổi nữa rồi! Đọc quá trời bài viết thực tế có, dự báo có của những Facebooker nổi tiếng như Chị Vu Kim Hanh; Pham Doan Trang, Hoang Linh, Ngô Nguyệt Hữu...và cả những bạn “vô danh” viết về những người nghèo héo hắt mưu sinh một cách chật vật và tuyệt vọng trong mùa đại dịch. Tất cả đều đề nghị Chính phủ có chính sách thật sớm nhanh chóng giúp tầng lớp bần cùng này. Họ còn rủ rê bạn bè và người có tâm lập ra những nhóm cứu trợ nhưng cứu bằng cách nào thì ít ai có kinh nghiệm. 

Một số bạn bè nhớ ngay đến các quán cơm 2.000 đồng của tụi mình và bắt đầu thúc hối: “Làm đi, chị( anh, em, con) sẽ hỗ trợ gạo, thực phẩm”. Ngay cả Trần Huân còn sốt sắng: “Em đã bàn với anh Thiện , giám đốc công ty Cỏ May, chuyển qua các quán những phần thức ăn đã nấu sẵn. Chị chỉ cần phát”. 
Trời ơi, đâu dễ phát như vậy! Nhà nước đã cấm tụ tập quá chục người, trong khi người bệnh, người nghèo thì đông kìn kìn. Quán của mình phát cơm mà họ không ùa đến xúm đen xúm đỏ...thì mình ...cùi sứt móng đi. Và chỉ mươi phút sau thôi, công an sẽ đến và.... 

Chủ nhật 29/03/2020 
Đã nghĩ ra cách rồi! Nhưng yên lặng mà làm, kẻo “ nói trước bước không qua”. 

Thứ hai 30/03/2020 
Ra khỏi UBND P.14, Q. Bình Thạnh mà mình mừng quá, ông chủ tịch Đặng Hoàng Tuấn này thật có tâm. Cậu ấy chấp nhận ngay kế hoạch của mình bằng cách 10h ngày mai (thứ ba 31/3/2020) sẽ cho hai dân quân đứng trước cửa quán phát loa, đề nghị mọi người đứng cách nhau 2m. Sau đó, họ tuần tự đến trước bàn ( nơi chúng mình đã đóng gói cơm canh hộp, có cả chuối , nước suối và mỗi người được lấy hai phần), tự xịt nước sát khuẩn vào tay trước khi lấy phần cơm. 

Ngoài kênh hỗ trợ cấp thời khẩu phần ăn này, tôi còn đề nghị cậu Tuấn giúp tôi lên danh sách những hộ cực nghèo, neo đơn, già yếu bệnh tật để chúng tôi trực tiếp biếu gạo, dầu, mắm muối. Cậu chủ tịch cũng đồng ý luôn. Mình triển khai ngay : Anh Lâm và cô Hoa phải có mặt tại quán trước năm giờ sáng để bật bếp nấu cơm. Trong thời gian cơm chín, mọi người lau chùi lại hộp xốp, muỗng và phân nhau đi chợ, gọt rửa rau, củ, quả, thịt cá . Cơm , thịt, cá khi chín phải được làm nguội trước khi cho vào hộp, như vậy sẽ tránh được độc chất từ hộp, từ bao tiết ra hại cho người ăn. Mình, anh Hoà và anh Lâm đi mua hộp và bao bì. 

Ngày mai, ngoài việc vô cơm , canh, chỉ cần một người ở lại tiếp tế thêm phần ăn để trên bàn, những người có sức khoẻ, biết chạy xe máy sẽ cùng đồng đội đi khắp phố phường để phát cơm cho bà con nghèo không nhà hoặc buôn gánh bán bưng. 

Tối thứ hai ngày 31/03/2020
Gần 8h tối, cậu Chủ tịch phường đề nghị ngày mai tạm hoãn để cậu tính phương án thích hợp hơn . Theo cậu, làm cách trên chúng ta chỉ có thể quản được phần đầu là mọi người tuân thủ đứng cách nhau hai mét. Nhưng phần “ đuôi” thì thua. Chắc chắn bà con sẽ túm tụm nhau chờ. Và như thế là phá vỡ quy định của UBND thành phố: không được tụ tập quá 10 người! 

“Nói phải củ cải cũng nghe” , tôi vốn là người trước nay vẫn hay dị ứng với phần lớn những quy định của chính quyền nhưng thời gian chống dịch này, tôi thấy họ thực sự làm tốt và tôi hiểu được nỗi lo dịch lây lan, bùng phát của họ. Nhưng ngày mai, khi hàng chục ngàn người già, trẻ con, khuyết tật vốn trước nay sống nhờ việc bán vé số sẽ thế nào? Tôi đã hình dung được những bóng người thất thểu, vất vưởng và tuyệt vọng trên đường phố. Họ muốn sống và hàng ngàn trái tim , bàn tay trong TP đang sốt sắng tìm cơ hội để sẻ chia. 

VÀ...NGÀY MAI 01/04/2020 
CÁC BẾP ĂN CỦA QUÁN CƠM HAI NGÀN ĐỒNG SẼ NỔI LỬA ĐỂ ĐI CÁC NẺO ĐƯỜNG PHÁT CƠM. CẠNH ĐÓ, TÌM ĐỊA CHỈ NGHÈO ĐỂ MANG GẠO ĐẾN CỨU TRỢ. Người dân đang sốt sắng dang tay hỗ trợ đồng bào nghèo và chúng tôi đang chờ giải pháp mới, nhân văn của chính quyền. HÃY NHANH CHÓNG CÙNG CHÚNG TÔI GIÚP NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ!

***

Liên hệ: 
https://ww.facebook.com/chuoichin.cay.3
Hoặc
cô Châu 0906.805.838

Tài khoản đóng góp:

Quán cơm tương trợ Nụ Cười 1
596 Trần Hưng Đạo B, P.5, Q.5 (cạnh chợ vải Soái Kình Lâm) 
Chủ tài khoản: Nguyễn Minh Lộc 
147948129
Ngân hàng ACB, chi nhánh Trần Não

****
Quán cơm tương trợ Nụ Cười 2 
488 Trường Chinh, P.13, Q. Tân Bình (đối diện chợ Võ Thành Trang) 
Chủ tài khoản: Quán cơm tương trợ Nụ Cười II 
180914849183550
Ngân hàng Eximbank, chi nhánh Q.2

****

Quán cơm tương trợ Nụ Cười 6
11 Nguyễn Huy Lượng, P.14, Q. Bình Thạnh (gần BV Ung bướu)

NHỮNG ĐÓNG GÓP SẼ ĐƯỢC CẬP NHẬT MỖI NGÀY TRÊN WEBSITE 
http://forum.quybongsen.org




Chinh Luong, Hà Nội, Việt Nam

31/3

Hôm nay, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, nội dung như sau:

Dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu làm trên 72 vạn người mắc, gần 3,5 vạn người tử vong ở trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ở Việt Nam, số ca mắc đang tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng. Dự báo, dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. 

Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, với tinh thần coi trọng sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, để tiếp tục chủ động ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung cao độ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đã đề ra, nhất là Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020, tuân thủ các chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách sau:

1. Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động. 

2. Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh); tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm. Yêu cầu Bộ Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh. 

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan phối hợp chặt chẽ với các Bộ và 2 Thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ này. Thực hiện cách ly tại gia đình, khai báo y tế để phân loại, xét nghiệm và cách ly tập trung nếu cần thiết đối với người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12 tháng 3 năm 2020; giao chính quyền cơ sở tổ chức giám sát chặt chẽ tại từng gia đình.

Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, kiểm tra y tế, cập nhật tình hình sức khỏe của những người đã nhập cảnh từ ngày 8 tháng 3 năm 2020 nhưng chưa áp dụng cách ly; lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần để phân loại sàng lọc, áp dụng biện pháp cách ly phù hợp (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú). 

3. Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

4. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

5. Bộ Y tế:
a) Chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân; mỗi một bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ bệnh viện.

b) Đề xuất cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch, máy lọc máu, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.

c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường hợp khẩn cấp về dịch vào chiều ngày 31 tháng 3 năm 2020.

d) Tổ chức, sắp xếp việc tiếp tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế và nhân dân theo đề nghị của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế.

đ) Xem xét, xử lý các kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hà Nội kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

6. Bộ Y tế tổng hợp và định kỳ công bố 2 lần/ngày kết quả xét nghiêm dương tính ở các địa phương, bảo đảm chính xác.

7. Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

8. Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.

9. Bộ Công an tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông thôn.

10. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.

11. Các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo rút tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch không phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân. 

12. Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.





Thu Ngoc Yen Nguyen, bác sỹ đại học Y Dược, Sài Gòn, Việt Nam

31/3

VÈ COVID
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Covid,
Cuối năm mười chín
Từ chợ bên Tàu
Ri rỉ lây nhau
Bỗng thành đại dịch.
Người già con nít
Trai tráng trung niên
Ho sốt liên miên
Phổi viêm cấp tính.
Đứng gần dễ dính
Chớ có lơ là
Phải ở xa xa
Khẩu trang, kính, mũ.
Dự trữ vừa đủ
Ở nhà cách ly
Chẳng có việc chi
Đừng nên tụ tập.
Ở nhà sợ mập
Hãy tập thể thao
Đề kháng nâng cao
Đỡ lo bệnh tật
Yêu thương chân thật
Để khoẻ trái tim
Đừng hờ hững im
Khi người khốn khó
Sẻ chia nho nhỏ
Sống đời đẹp tươi
Hãy để nụ cười
Đánh bay Covid,
Covid cái mà Coviddd...!

YT, 31/3/2020 (trước giờ cách ly toàn thành)


Minh Dien Vu Nguyen, Sài Gòn, Việt Nam

Tui đã khóc khi đọc bài thơ của Bác Sĩ Vinh Dương ! 
Xin Trân Quý & Biết Ơn đến Đội Ngủ Y Bác Sĩ - Chiến Sĩ trong đại dịch.

 MẸ NGÀNH Y ĐI CHỐNG DỊCH

 Mẹ đi chống dịch con ơi.
Từ khi có dịch chẳng ngơi ngày nào.
Nhớ con, nhớ đến cồn cào.
Đã lâu chẳng được ra vào ôm hôn.🙏

 Con nghỉ học, ở nhà buồn.
Mẹ đi chống dịch áo cơm nhờ Bà.
Phần Mẹ ăn uống qua loa.
Ngủ không tròn giấc lo xa lo gần.🙏

 Thương mình, thương cả bệnh nhân.
Thương con, thương Mẹ gánh phần sẻ chia.
Tuổi già mệt mỏi sớm khuya.
Con là bác sĩ lại đi vắng rồi.🙏

 Con là chiến sĩ Mẹ ơi.
Coi dịch như giặc dập rồi yên dân.
Đêm trực khuya vắng ước thầm.
Sớm tan dịch để chờ mong ngày về ...🙏

 Thơ: BS. Vinh Dương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin