Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2016

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Nhỏ

1. Dấu hiệu nhận biết  Đây là một loại bệnh tương đối nhẹ, gây ra bởi virus và thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên đôi khi cũng xảy ra với người lớn. Thời gian từ khi nhiễm virus cho đến khi có triệu chứng là từ 3 đến 6 ngày.  Bệnh thường bắt đầu với sốt nhẹ, sau đó là đau cổ họng, và khó ở trong người. Một hai ngày sau đó sẽ là lở trong miệng, lưỡi, cổ. Và một hai ngày sau đó nữa là mẩn đỏ hoặc vết lở ở tay chân, vùng mông đùi gần bộ phận sinh dục, nách, đầu gối, cùi chỏ, hoặc thậm chí cả người. Mỗi bé sẽ có thể có một số hoặc tất cả các biểu hiện trên.  2. Lây nhiễm   Bệnh này lây từ người qua người bằng một trong các đường sau: Nước mũi hoặc đàm Nước bọt (khi nói chuyện hoặc hắt xì, ho hắng) Mủ và nước, máu từ vết lở Phân  Quan trọng hơn là sau khi bé đã hết bệnh thì vẫn có thể lây nhiễm cho bé khác trong vòng vài tuần sau đó.  Do đó, khi các bé đi nhà trẻ thì bệnh này rất dễ lây lan cho các bé khác. 3. Chăm sóc và điều trị Để hạn chế tối đa khả năng bé bị bệnh này thì cần

Kháng Sinh Quá Liều = Án Tử

Hôm rồi đi taxi, con mình ho vài tiếng.  Bác taxi bảo: sao không cho cháu nó uống kháng sinh đi?  Con của em mình bị các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, và sốt nhẹ của bệnh cúm dạ dày do vi-rút gây ra, nhưng bác sỹ đã không biết vì lý do gì mà cứ thế kê toa cho bé uống kháng sinh cả tuần.  Và có lẽ các ông bố bà mẹ cũng không xa lạ gì với việc cho con uống viên kháng sinh "con nhộng" mỗi khi bé cảm sốt, hay ho khan.  Việc cho bé uống kháng sinh vô tội vạ như thế một phần cũng vì suy nghĩ  "uống kháng sinh là tốt, có gì đâu mà sợ nhầm!" Nhưng thực tế, kháng sinh cũng như tất cả các loại thuốc khác đều có tác dụng phụ! Việc uống thuốc kháng sinh quá liều hay không đúng chỗ là rất nguy hiểm, và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng đó bạn ạ! 1. Kháng sinh = kháng vi khuẩn   Thuốc kháng sinh đầu tiên - penicillin - đã được tìm ra vào năm 1928 tại Luân Đôn bởi Alexander Fleming, một giáo sư về vi khuẩn học. Điều này được nhắc lại để khẳng định lại một sự thật hiển nhiê

Những Tiến Bộ Cột Mốc Của Y Khoa Năm 2015

Điểm qua những tiến bộ cột mốc đã xảy ra trong năm 2015 thì có thể dễ dàng nhận ra đây là năm cột mốc của một thời đại Y Khoa mới tập trung vào gen di truyền và là khởi đầu của thời đại Y Học Chuẩn Xác (Precision Medicine), tập trung vào việc chữa trị cho từng cá thể. Trong một tương lai gần, việc chữa trị bằng liệu pháp gen là hoàn toàn có thể xảy ra. 1. Y Học Chuẩn Xác  Tổng thống Obama của Mỹ đã phát biểu vào tháng 1/2015 như sau: “Tôi muốn đất nước (Mỹ) đã xóa bỏ được bệnh bại liệt và giải mã bộ gen của con người dẫn đầu trong kỷ nguyên mới của Y Học này, kỷ nguyên mà những cách chữa trị phù hợp cho mỗi cá nhân sẽ được sử dụng vào đúng thời điểm của nó.” Đi kèm với phát biểu trên là việc công bố $216 triệu Mỹ kim trong ngân sách của 2016 được dành riêng cho chủ trương này. Theo phương pháp này, bộ gen của mỗi bệnh nhân sẽ được giải mã cụ thể và dựa trên các tiến bộ của di truyền học (genomics) kèm theo tiến bộ trong việc thu thập và phân tích các dữ liệu kỹ thuật số (digital data),