Chuyển đến nội dung chính

Ăn Dặm Ơi Là Ăn Dặm!


Nhân dịp cô bạn mình có em bé sắp sửa được 6 tháng tuổi và số lần cô ấy phải cho con bú đang tăng đột biến mỗi ngày, cô bạn có hỏi mình về việc cho bé bắt đầu ăn dặm thế nào (nghĩa là cho bé ăn thức ăn thêm vào với việc bú sữa mẹ hoặc sữa bình mỗi ngày).

A. Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm? 

Tốt nhất là bé nên được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Và phần lớn là các bà mẹ sẽ có đủ sữa cho con bú. Trong trường hợp khác, các bé có thể bú sữa bình ở ngoài cũng trong 6 tháng đầu từ khi sinh, nhưng sẽ không tốt bằng bú sữa mẹ vì sẽ không có được kháng thể từ sữa mẹ truyền sang nên dễ bệnh và yếu hơn. 

Sau đó thì phần lớn các bé sẽ sẵn sàng cho việc ăn dặm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới WHO thì các bé nên được cho bú sữa mẹ đến ít nhất là 2 năm tuổi. Đó cũng là lý do tại sao người ta gọi là "ăn dặm" chứ không thay thế được dưỡng chất từ sữa mẹ hoàn toàn.

B. Dấu hiệu nào cho biết bé đã sẵn sàng ăn dặm?

Một số dấu hiệu để biết bé đã sẵn sàng ăn dặm như sau: 
1. Bé giữ được đầu thẳng đứng
2. Bé ngồi được nếu có ghế dựa
3. Bé có thể dùng lưỡi đưa thức ăn vào trong và nuốt được
4. Bé tăng cân rõ rệt! Thường là gấp đôi số cân so với lúc mới sinh
5. Bé đòi ăn liên tục, thậm chí ngay cả khi đã được bú sữa mẹ 8-10 lần/ngày
6. Bé tò mò dòm ngó khi bạn ăn uống!

C. Chuẩn bị thức ăn dặm cho bé thế nào?

Một số quy luật chung như sau:

1. Cho bé ăn trái cây và rau trước, rồi mới đến thịt cá, và sau cùng là trứng, sữa, phô mai và các loại hạt (vì những thứ sau cùng này có khả năng gây dị ứng cao hơn). Đặc biệt, không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn/uống mật ong vì có thể dẫn đến bại liệt do nhiễm trùng khuẩn có trong mật ong.

2. Bạn có thể tham khảo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning - BLW), là cho bé bắt đầu ăn dặm với các thức ăn thô nhưng mềm như cơm, bánh mì, đậu hũ, các loại rau củ quả luộc mềm, các loại trái cây tươi, v...v... mà không cần phải xay nhuyễn. Phương pháp này sẽ giúp bé chủ động ăn uống mà không cần người lớn phải chăm bẵm nhiều vì bé sẽ tự bốc thức ăn được để trước mặt. Lợi thế của phương pháp này là bé sẽ được chủ động chọn món mình thích hơn và chủ động ngưng khi đã no. Một lợi thế khác là  bé sẽ được ăn uống trong niềm vui thú khám phá thức ăn mà không bị ép ăn trong nước mắt. 

3. Vào khoảng 8 tháng, bé sẽ có thể ăn 3 bữa/ngày. Nhưng mỗi bé sẽ có một tiến độ làm quen với thức ăn khác nhau mà chỉ có người chăm sóc bé mỗi ngày mới có thể hiểu được và đáp ứng cho phù hợp nhất. Thức ăn dặm của bé khi đó nên có đầy đủ các loại dinh dưỡng từ:
- sữa mẹ hoặc sữa bình 
- trái cây
- rau củ quả
- protein từ thịt, đậu hũ, các loại đậu

4. Không nên để thức ăn của bé trong tủ lạnh quá lâu và tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn có dấu hiệu thiu hư. Nếu bạn muốn để lâu thì có thể nấu thức ăn cho bé và đổ vào khuôn nhỏ (ví dụ như khuôn làm đá), rồi cho vào tủ đá để đông cứng lại, và mỗi lần cho bé ăn bạn có thể lấy từng phần thức ăn đã chia sẵn ra hâm ấm lại cho bé dùng ngay. 

5. Nhiệt độ của thức ăn nên ấm vừa phải như sữa mẹ, không được nóng hay lạnh. Bạn chạm tay vào thức ăn không thấy nóng, không thấy lạnh, và hơi âm ấm nhẹ nhàng là được. 

6. Tuyệt đối không nêm nếm đồ ăn dặm của bé dưới 2 tuổi với đường, muối, nước mắm, xì dầu, bột nêm, bột ngọt, v...v... hay bất kỳ các chất tạo mặn ngọt nào khác vì cơ thể của bé chưa phát triển xong để phù hợp cho việc lọc các chất mặn ngọt đó. Bạn hoàn toàn có thể nêm nếm thức ăn của bé bằng những gia vị tự nhiên như nghệ, sả, gừng, xạ hương v...v...  

7. Và quan trọng nhất đó là hãy để ăn uống là một trải nghiệm hạnh phúc. Hạnh phúc của sự sum vầy, cùng nhau ăn uống với ông bà cha mẹ trong cùng bàn ăn, cùng giờ ăn, chứ không phải ăn một mình. Hạnh phúc là được lựa chọn ăn gì và khi nào thì ngừng ăn. Có như thế, cơ thể bé mới chuyển hoá thức ăn thành năng lượng hiệu quả được. Đừng để bữa ăn là một trải nghiệm bi thương và rối reng của cả gia đình. 

D. Bắt đầu cho bé ăn dặm thế nào?

1. Nên bắt đầu bằng việc cho bé ăn 1-2 loại thức ăn mỗi bữa, để trong trường hợp bé bị khó ở thì bạn có thể đoán được là do loại thức ăn nào gây ra. Sau khi bé ăn quen rồi thì có thể tăng dần số bữa và số nguyên liệu sử dụng lên. 

2. Nên cho bé bắt đầu ăn dặm với khoảng 1 muỗng thức ăn thôi đi kèm với việc bú sữa mẹ và từ đó mới từ từ tăng dần lên 2, 3, 4, v...v... và vẫn kèm theo việc bú sữa mẹ nhé! Cũng  tương tự thế, cho bé ăn 1 bữa/ngày rồi mới từ từ tăng dần lên. Tốc độ tăng thì tuỳ thuộc vào mỗi bé. Bạn biết bé ăn no khi:
- bé đẩy muỗng thức ăn đi hoặc quay mặt sang chỗ khác
- bé ngửa người ra dựa lưng vào ghế 
- bé không chịu mở miệng ăn miếng tiếp theo (bé cũng làm thế khi chưa nuốt hết muỗng thức ăn trước đó, nên bạn cũng cần phải chờ bé nuốt hết rồi mới đút tiếp nhé!)
- bé bắt đầu nghịch với muỗng 

3. Bạn nên dùng thìa/muỗng bằng nhựa mềm để tránh làm hư lợi của bé. 

4. Khi bé bắt đầu cầm nắm được, bạn nên để bé tự ăn, mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải dọn dẹp nhiều hơn vì chắc chắn thức ăn sẽ vãi tung toé. Nhưng nên như thế để bé cảm thấy ăn uống là một niềm vui và tập quen với việc tự mình ăn uống sau này! 

5. Nên cho bé ăn cùng bữa với bạn để bé quen với việc ăn đúng bữa cùng gia đình, đồng thời cũng tiện cho bạn dọn dẹp hơn. Hơn nữa, khi ăn chung như thế, bé sẽ có dịp quan sát cách bạn ăn uống. Nếu bạn tỏ rõ thái độ vui vẻ, tận hưởng thức ăn thì khi bé thấy vậy cũng sẽ ăn uống ngon lành hơn.

6. Sau 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống nước trong bình nước dành riêng cho bé.

7. Nếu bé không chịu ăn thức ăn nào đó thì bạn đừng ép. Nhưng bạn hãy đợi vài ngày sau đó và lại cho bé ăn thức ăn đó lần nữa. Và cứ như thế cho đến khi bé chịu ăn thức ăn đó. 

8. Khi bé ăn thức ăn nào đó mà bị dị ứng nhẹ với những biểu hiện như tiêu chảy, nổi mẩn thì bạn nên đi bác sỹ khám xem con bạn bị dị ứng với chất gì trong thức ăn. Hoặc nặng hơn là môi và mặt sưng vù, tiêu chảy nặng, ói mửa, khó thở thì nên đưa bé đi cấp cứu ngay vì có khả năng bé bị dị ứng sốc phản vệ do thức ăn đó gây ra.

9. Nếu bé có dấu hiệu khó thở, mặt mày tím tái thì bạn nên sơ cứu chống nghẹn ngay cho bé theo hướng dẫn sau của bác sỹ Lương Quốc Chính, khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai nhé http://bacsinoitru.vn/content/so-cuu-suy-ho-hap-do-di-vat-duong-tho-o-tre-em-final-1133.html

10. Nên cho bé ăn thức ăn bạn tự làm và tránh dùng các thức ăn đóng hộp, đã qua chế biến vì sẽ có chất bảo quản và những thành phần không mong muốn.

Chúc các bạn chăm con mạnh khoẻ, trong hạnh phúc và bình an!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

2050: 29 Năm Nữa Có Kịp Để Lội Ngược Dòng?

Mấy ngày gần đây, làn sóng COVID thứ 3 tại Việt Nam đang lây lan với những chủng mới nguy hiểm hơn những lần trước. Tuy nhiên, nó lại không còn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân nữa. Vì sao? Vì có một thứ còn kinh khủng hơn đang diễn ra, như một ngày tận thế được báo trước đang đến, có thể là rất từ từ, cũng có thể là rất nhanh, tuỳ quan điểm mỗi người, nhưng có một điều không thể chối cãi là nó đang đến nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. 1.  Nhanh hơn 2050 Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đã ngồi lại được với nhau để lập nên Hiệp Ước Paris (Paris Agreement:  https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXVII-7-d&chapter=27&clang=_en  ) về biến đổi khí hậu và đến nay đã được ký kết bởi 197 nước, gần như toàn bộ các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, khối Liên Minh Châu Âu, Anh, Việt Nam, và các nước khác.  Trong Hiệp Ước này, các nước cùng đồng lòng giảm thiểu khí thải (green house gas emissions) để ngăn c

Chia Sẻ Của Người Việt 5 Châu Về Ảnh Hưởng Của COVID-19 (phần 2)

Vu Van, California, My 28/3 😱🥰👊 We passed the $10,000 mark (of the total $$ we raised from the community). Our fund is MATCHED and DOUBLED!!!! Thank you our community! And special Thank You to chú Lam Nguyen-Phuong and your family for your kind hearts!!  💪🙋‍♀️ Wow -    300+ donors within less than 12 hours since the initiative launched. This is beyond happiness! I feel very touched and heartwarming seeing the initiative H.A.T (Help A Teacher) receive flood of support of people from all corner of the world - even from a little kid who said he wanted to save his (tiny) snack money to donate and help his teachers.  It is indeed the power of community and together we stand!  And more than ever, it is also very true that as the world turns turmoil, we turn towards the community to seek hope, love and support!  Let’s keep spreading the word so we can spread the love! If each of us just donate $1 - you are bringing hope to hundreds of thousands of teachers who are struggling to make ends

Tiêm Chủng COVID-19 Và Trẻ Em

Ngày 3/11 vừa qua, tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam, tại trạm y tế xã Yên Sơn, đã xảy ra 1 vụ tiêm nhầm vắc xin COVID19 hiệu Pfizer cho 18 bé từ 2 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng chung là sốt cao, và đều đã được đưa đi cấp cứu  https://youtu.be/c_Y-QUvKzLY  -  http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ha-noi-thong-tin-ve-su-co-tiem-nham-vaccine-covid19-cho-18-tre-601116.tld   1. Tình hình tiêm vắc xin cho trẻ em trên thế giới đến đâu rồi?   Vắc xin phòng ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer trước đó đã được Trung Tâm Quản Lý Bệnh Tật CDC của Mỹ phê duyệt lần đầu tiên vào ngày 23/8/2021 chỉ để tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên  https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html    Đây là một trong những công nhận về vắc xin nhanh cấp kỳ trong lịch sử nghiên cứu vắc xin vì tổng thời gian nghiên cứu của vắc xin này trên người mới chỉ có 4 tháng ở giai đoạn 3. Và thời gian từ lúc tiêm cho đến khi kết thúc theo dõi những người đã tiêm vắc xin